<div> <div> </div> <p class="t-j"><strong>'Mệnh lệnh' lúc nửa đêm</strong></p> <p>Đây là lần thứ tư chị Hải - công tác tại Trạm Y tế xã Hữu Bằng, thuộc Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất, Hà Nội, vào khu cách ly làm nhiệm vụ. Nhưng chuyến đi này dài nhất - dự kiến 21 ngày, trong khi các đợt cách ly trước, chị chỉ phải xa gia đình 14 ngày.</p> <p class="t-j">“Đi đột xuất quá, ngay lúc nửa đêm”, chị nhớ lại.</p> <p class="t-j">Hôm đó, 9 giờ tối, khi trông con trai lớn học bài, chị Hải mệt nên ngủ quên. Gần 12 giờ đêm, điện thoại chị đổ chuông. Nhìn thấy số của người “sếp” ở cơ quan, chị nói với chồng: “Thôi, kiểu này có biến rồi”.</p> <table class="FmsArticleBoxStyle ImageBox ImageCenterBox Border-1 image"> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "><img alt="Cuộc di chuyển vào khu cách ly lúc nửa đêm của nữ nhân viên y tế" src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/11/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_cuoc-di-chuyen-vao-khu-cach-ly-sau-cuoc-dien-thoai-luc-nua-dem-cua-nu-nhan-vien-y-te-2.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc">Chị Hải đứng thứ hai (từ trái qua) cùng các nhân viên của Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất.</td> </tr> </tbody> </table> <p class="t-j">Chị được thông báo phải vào Trung đoàn Pháo binh 58 ngay lập tức để làm nhiệm vụ. Thấy chị Hương bần thần, người chồng - đang ngồi cạnh, động viên chị: “Thôi, công việc thế, biết làm thế nào”.</p> <p class="t-j">Chị vơ vội ít quần áo cho vào túi xách. Hơn 12h đêm, khi các con (7 tuổi và 3 tuổi) đang say giấc, hai vợ chồng nữ nhân viên y tế nhè nhẹ khép cửa, đèo nhau đến trạm y tế xã.</p> <p class="t-j">“Khoảng 15 phút sau đó, tôi và một chị nữa được chở đến khu cách ly ở Quốc Oai (Hà Nội)”, chị nhớ lại.</p> <p class="t-j">Vào khu cách ly làm nhiệm vụ, chị Hải vẫn thường xuyên nhận được cuộc gọi từ nhà của 3 bố con.</p> <p class="t-j">“Cũng may các con khá ngoan. Chỉ là đợt này các cháu đều nghỉ học, tôi thấy áy náy khi không thể chăm sóc con, đỡ đần cho chồng. Ngày ông Công ông Táo vừa rồi, tôi gọi điện về thấy 3 bố con đang làm mâm cỗ cúng. Nhìn thằng bé ngồi ăn miếng giò một mình, tôi muốn rơi nước mắt”, chị kể.</p> <p class="t-j">Ngày mùng 1 Tết Nguyên đán tới đây cũng là ngày sinh nhật của con trai chị.</p> <p class="t-j">“Mẹ đi vội không kịp mua quà cho con, đành “khất” với cháu. Tôi cũng bảo chồng, hôm nào 3 bố con đèo nhau xuống đây. Các con đứng ngoài cổng, mẹ ở trong này nhìn ra một chút cho đỡ nhớ”, người phụ nữ 31 tuổi nói.</p> <p><strong>Chỉ biết ngày đi, không biết ngày về</strong></p> <p class="t-j">Vào khu cách ly với chị Hải là chị Trịnh Hương, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất. Công việc của các chị là lấy dịch tễ, hướng dẫn phun khử khuẩn, làm báo cáo công dân... “Ngày 31/1, khu cách ly này đón 144 trường hợp F1.</p> <p>Sau đó có 4 trường hợp chuyển đi (3 người dương tính với Covid-19 phải chuyển vào BV Nhiệt đới trung ương, 1 người nước ngoài phải chuyển đến khu cách ly của người nước ngoài). 2 ngày sau, chúng tôi đón thêm 5 trường hợp nữa vào đây”, chị Hương cho biết.</p> <table class="FmsArticleBoxStyle ImageBox ImageCenterBox Border-1 image"> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "><img alt="Cuộc di chuyển vào khu cách ly lúc nửa đêm của nữ nhân viên y tế" src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/11/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_cuoc-di-chuyen-vao-khu-cach-ly-sau-cuoc-dien-thoai-luc-nua-dem-cua-nu-nhan-vien-y-te-3.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc">Chị Trịnh Hương. </td> </tr> </tbody> </table> <p class="t-j">Cũng theo chị Hương, dự kiến ngày 23/2, họ được về. Tuy nhiên nếu cứ có thêm F1 vào, họ lại phải cộng thêm ngày cách ly.</p> <p class="t-j">“Chúng tôi chỉ biết ngày vào chứ không biết ngày về. Hiện, ở đây không nhận thêm F1 nữa do đã hết phòng nhưng nếu có ca dương tính xuất hiện chúng tôi phải vào để điều tra dịch tễ, lấy mẫu gửi đi xét nghiệm.</p> <p class="t-j">Trường hợp dương tính Covid-19, chúng tôi gọi xe 115 để chuyển bệnh nhân đi bệnh viện. Những người cùng phòng với ca dương tính ấy phải chuyển sang phòng cách ly đặc biệt để theo dõi.</p> <p class="t-j">Họ phải được theo dõi lại từ đầu cho đến ngày thứ 21. Họ ở lại thì mình vẫn phải tiếp tục ở đây”, chị nói.</p> <p class="t-j">Cũng như tất cả mọi người ở khu cách ly, chị hy vọng 21 ngày đó, không có gì bất thường xuất hiện để được về với gia đình. “Đến ngày cuối cùng, nếu xuất hiện ca dương tính, chúng tôi vẫn phải thực hiện công tác cách ly lại từ đầu’, chị nói.</p> <p class="t-j">Anh Thịnh (SN 1989), công tác tại trung tâm Y tế huyện Thạch Thất, cũng vào khu cách ly này làm nhiệm vụ lúc nửa đêm.</p> <p class="t-j">“Hôm đó, thứ 7 (ngày 30/1), tôi làm việc cả ngày ở cơ quan. Sau đó, chúng tôi được điều đi lấy mẫu xét nghiệm. 12 giờ đêm, “có lệnh” tôi di chuyển vào đây luôn, không kịp mang theo bộ quần áo nào”, anh nói.</p> <p class="t-j">Trước khi vào khu cách ly này, anh Thịnh từng nhận nhiệm vụ tại khu cách ly ĐH FPT, khu cách ly ĐH Quốc gia Hà Nội. Công việc cho anh nhiều kỷ niệm đáng nhớ.</p> <table class="FmsArticleBoxStyle ImageBox ImageCenterBox Border-1 image"> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "><img alt="Cuộc di chuyển vào khu cách ly lúc nửa đêm của nữ nhân viên y tế" src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/11/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_cuoc-di-chuyen-vao-khu-cach-ly-sau-cuoc-dien-thoai-luc-nua-dem-cua-nu-nhan-vien-y-te-1.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc">Đội ngũ điều dưỡng, bác sĩ, nhân viên y tế làm việc tại khu cách ly Trung đoàn Pháo binh 58.</td> </tr> </tbody> </table> <p class="t-j">“Khó khăn nhất là một số trường hợp không hợp tác khi chúng tôi lấy mẫu xét nghiệm. Đặc biệt là khi nhân viên y tế lấy dịch tị hầu - phải đưa que tăm bông vào sâu 10cm gây buồn nôn, khó chịu. Người được lấy mẫu sẽ có phản ứng đẩy tay, gạt ra. Mẫu không đạt phải lấy lần 2 nhưng họ không hợp tác nữa.</p> <p class="t-j">Chúng tôi cố gắng hướng dẫn nhưng có người nói thẳng: “Tôi không thích”. Lúc đó, chúng tôi - mặc đồ bảo hộ kín người, vừa nóng vừa mệt, vẫn phải giải thích với họ”.</p> <p class="t-j">Anh Thịnh cũng ấn tượng với trường hợp một công dân từ Mỹ về cách ly tại ĐH FPT.</p> <p class="t-j">Người này 67 tuổi, từ Việt Nam sang Mỹ thăm con. Ở bên Mỹ, bà đi cầu thang bị ngã gãy xương đùi. Bà phải điều trị theo diện người già tại Mỹ với chi phí rất đất đỏ. Vì hoàn cảnh, người con phải bố trí cho mẹ về Việt Nam. Người mẹ về với tình trạng hết sạch tiền, trong khi đó, thuốc điều trị lên đến tiền triệu mỗi ngày.</p> <p class="t-j">“Cô ấy không còn tiền mua thuốc điều trị. Trong lúc đó, bệnh nhân đau đớn không chịu được, cơm cũng không thể ăn. 5 nhân viên của Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất có mặt tại khu cách ly thời điểm đó đã bàn nhau, ủng hộ tiền thuốc để cô ấy chữa trị trong 10 ngày cách ly còn lại”.</p> <p class="t-j">Anh Thịnh nói, vì vậy, sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ, chia tay khu cách ly, họ vẫn nhận được những tin nhắn, cuộc gọi để bày tỏ cảm ơn đầy cảm xúc của những người dân.</p> <p> </p> <p class="t-j"> </p> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Cuộc di chuyển vào khu cách ly lúc nửa đêm của nữ nhân viên y tế
Gần 12h đêm ngày 30/1, chuông điện thoại của chị Hải, (SN 1990) vang lên. Nhìn con số hiện lên màn hình, chị bảo với chồng: “Có biến rồi”.
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Đau ngực dữ dội... cảnh báo căn bệnh nguy hiểm không nên chủ quan
Kịp thời cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim
Vượt qua thách thức, phẫu thuật ung thư đại tràng cho cụ ông gần 100 tuổi
Lấy khối u tuyến giáp khổng lồ "đeo bám" trên cổ nữ sinh suốt 4 năm
6 lợi ích tuyệt vời của rau cải rổ
Rau cải rổ được nhiều chị em nội trợ tin tưởng lựa chọn bởi có thể dùng để chế biến thành nhiều món ngon. Nhưng ít ai biết, loại rau này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Nội soi cắt toàn bộ tuyến tiền liệt, mang hy vọng cho bệnh nhân ung thư
Phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ tuyến tiền liệt là một trong những phẫu thuật khó nhất, phức tạp trong điều trị ung thư đường tiết niệu. Đây là phương pháp điều trị triệt để, mang lại chất lượng tốt, người bệnh hồi phục nhanh và ít đau đớn.
Bật mí 6 gia vị có sẵn trong nhà bếp giúp chống viêm, giảm đau
Mùi thơm của các loại gia vị không chỉ khiến món ăn trông hấp dẫn hơn, mà nếu biết sử dụng đúng cách, nó sẽ là vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh:
Chân xuất hiện 6 dấu hiệu bất thường này, coi chừng thận đang “kêu cứu”
Bệnh thận là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà thường bị bỏ qua cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng.
Bác sĩ chỉ rõ vai trò của Peptid C trong bệnh tiểu đường
Peptide C đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán phân biệt hạ đường huyết, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường với hạ đường huyết không liên quan với tiểu đường.
Tự cưa xẻ gỗ tại nhà, cụ ông 71 tuổi bị cắt đứt rời cẳng chân
Máy cưa cầm tay, các loại dụng cụ mini như máy cắt, máy bấm đinh, bộ đục… giúp làm việc hiệu quả, tiện dụng ở nhà, nhưng cũng rất dễ bị tai nạn nếu người dùng không cẩn thận.
Bé gái 11 tháng tuổi bị sốc mất nước, nguy kịch do... tiêu chảy cấp
Sốc mất nước do tiêu chảy và nôn ói là biến chứng nặng, có thể gây tổn thương đa cơ quan và thậm chí dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.
Cắt bỏ khối bướu tuyến giáp bị "bỏ quên" 40 năm cho cụ bà 81 tuổi
Phát hiện bướu tuyến giáp hơn 40 năm nhưng cụ bà 81 tuổi (Bình Định) không điều trị, gần đây, bướu chèn ép gây cảm giác khó chịu, khó thở, nuốt nghẹn.
Mới 34 tuổi đã bị ung thư “gõ cửa” tới hai lần
Một người bị mắc 2 loại ung thư cùng lúc có thể xảy ra. Xác suất cao hơn nếu một trong hai là dạng ung thư phổ biến. Có những người mắc 2 loại ung thư không phải do di truyền hay di căn...
Các biến chứng nguy hiểm người bị mỡ máu cao cần chú ý
80% người bị đột quỵ, gan nhiễm mỡ đều bắt nguồn từ mỡ máu cao. Các biến chứng nguy hiểm của người bị mỡ máu cao cần chú ý.
Người phụ nữ 53 tuổi sốc phản vệ sau khi uống thuốc
Sốc phản vệ thường xảy ra bất ngờ và có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nặng nhanh và có thể tử vong nên cần biết cách xử lý kịp thời.