Thông qua phân tích và tính toán, phần mềm sẽ đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu suất xử lý nước thải, ví dụ như điều chỉnh lưu lượng nước, thời gian lưu trong bể yếm khí hoặc tỷ lệ thành phần đầu vào mà vẫn đảm bảo kết quả đầu ra theo yêu cầu. Nhóm nghiên cứu bắt đầu bằng việc điều tra thực địa và lấy mẫu phân tích tại chín cơ sở chăn nuôi ở 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Đồng Nai nhằm đánh giá đặc tính dòng của nước thải chăn nuôi lợn.
Dự án đã xây dựng được một hệ thống xử lý yếm khí quy mô phòng thí nghiệm để đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi (mẫu thực tế). Hệ thống pilot này sử dụng công nghệ vật liệu mang cố định FBR và công nghệ màng lọc di chuyển MBR, có công suất 10m3/ngày đêm. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả xử lý yếm khí của hệ thống đạt 70 - 80% giá trị COD trong nước thải, tạo ra 0,28 lít biogas/g COD chuyển hóa, với tỷ lệ khí metan trong khí thoát ra đạt 65 - 70%. Việc mô phỏng các công nghệ xử lý nước thải giàu hữu cơ cho các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm cao như sản xuất, chế biến tinh bột, mía đường, thủy sản… cũng có thể thực hiện tương tự.