Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức buổi họp trực tuyến về chủ đề “cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ trong chương trình tiêm chủng phòng chống dịch Covid-19”. |
Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức buổi họp về chủ đề “cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ trong chương trình tiêm chủng phòng chống dịch Covid-19”.
Các đại diện hiệp hội đã đề xuất các mức ưu tiên. |
Các hiệp hội Doanh nghiệp thảo luận về các nhóm đối tượng ưu tiên trong chương trình tiêm văcxin cho cộng đồng doanh nghiệp. Cơ chế cho việc tiêm văcxin theo hình thức xã hội hóa: Chính sách và quy định của chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế chủ động tìm kiếm và tiếp cận các nguồn văcxin có chất lượng mang về Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nên cho các doanh nghiệp đăng ký mua để chích cho công nhân trong nguồn 100 triệu liều sắp tới. Nguồn cung đang hẹp, phân phối văcxin có kiểm soát và đảm bảo an toàn. Ngoài ra, doanh nghiệp nên chủ động mạnh dạn đề nghị Chính phủ hỗ trợ và cho phép mở ra một kênh riêng mua văcxin như AmCharm. Amcharm đang có lợi thế vì có mối liên hệ với các công ty Mỹ. Tuy nhiên, nguồn văcxin vẫn phải do Bộ Y tế kiểm soát. VASEP đã có văn bản dự kiến đề xuất mua 500 ngàn liều ban đầu,
Cũng như đề xuất tiêm văcxin cho người lao động. |
Bà Đỗ Thị Thùy Hương, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) cho rằng, sau 9 đối tượng ưu tiên, nên ưu tiên cho người lao động và ưu tiên cho khu công nghiệp tập trung. Chính phủ thống nhất tiêm theo thứ tự ưu tiên và cấp giấy tiêm văcxin thống nhất toàn quốc và công nhận với các nước để việc giao thương thuận tiện cho các doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản cho biết đã đề xuất Chính phủ cung cấp cho các doanh nghiệp khai thác và chế biến gỗ khoảng 1 triệu liều văcxin, tuy nhiên vẫn chưa nhận được câu trả lời. Điều quan trọng làm sao xã hội hóa khả năng tiếp cận đưa văcxin về Việt Nam, xã hội hóa để triển khai tiêm nhanh hơn. Tất cả các hiệp hội ngành nghề mong muốn chia lửa, giảm bớt gánh nặng cho Chính phủ.
Cách thức doanh nghiệp triển khai đăng ký mua và tiêm văcxin với Bộ Y tế. |
Theo các đại diện, cần có một cơ chế, giá văcxin cụ thể và công khai, minh bạch, để doanh nghiệp đăng ký. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trong tình trạng sản xuất khó khăn, không tự chủ được nguồn kinh phí nên cần có sự hỗ trợ như thế nào. Bên cạnh đó, nên chăng ưu tiên cho các doanh nghiệp lớn với vốn đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên vì đây là những “chiến sĩ” trong lĩnh vực sản xuất.
VCCI nhấn mạnh: “Chính phủ muốn đảm bảo mục tiêu kép: “Bảo vệ sức khỏe và Phát triển kinh tế - xã hội,” đảm bảo sản xuất kinh doanh, do vậy, văcxin trở nên vô cùng khẩn thiết nhằm bảo vệ công nhân, bảo vệ lực lượng lao động tránh đứt gãy góc độ sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp sẵn sàng chủ động đóng góp kinh phí, vật lực, nhân lực để tiếp cận văcxin”.
Doanh nghiệp mong muốn triển khai test nhanh Covid-19 cho người lao động của từng doanh nghiệp, đảm bảo sức khỏe cho từng cá nhân và từng doanh nghiệp để sàng lọc, giảm tải cho ngành y tế. Tuy nhiên, chất lượng của que test nhanh như thế nào do Bộ Y tế kiểm soát và hướng dẫn cũng như tập huấn sử dụng.