Có nên cố giải ngân kinh phí chi đặc thù?

Không nên cố giải ngân kinh phí được cấp bằng mọi giá. Trong trường hợp không sử dụng hết, địa phương cần chuyển trả ngân sách, hoặc chuyển mục đích sử dụng kinh phí hợp lý, đảm bảo hiệu quả.

Dịch Covid-19 có tín hiệu giảm, các địa phương thời gian này đang thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội nên các cơ quan, tổ chức đều đồng loạt triển khai các nội dung công việc bị dồn ứ, tồn đọng từ đầu năm. Có nhiều chương trình công tác, hoạt động bị trùng lắp, chồng chéo về đối tượng, địa bàn triển khai hoặc các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra...

Vấn đề đáng nói là bên cạnh việc phải hoàn thành công tác chuyên môn, nghiệp vụ được giao thì nhiệm vụ không kém phần quan trọng là phải giải ngân hết kinh phí chi đã được cấp từ đầu năm, trừ việc giải ngân vốn đầu tư công.

giai-ngan.jpg

Việc không giải ngân được kinh phí đặc thù đã cấp năm trước thì thường năm sau không những không được bổ sung kinh phí, mà sẽ bị cắt phần kinh phí bằng với số không giải ngân được; thậm chí, còn bị phê bình, kiểm điểm và mang tiếng yếu kém, thiếu năng động, “có tiền mà không biết xài”!

Từ đây dẫn tới việc, để cố giải ngân kinh phí, nhiều cơ quan đơn vị triển khai các nhiệm vụ qua loa, hình thức, đối phó, không hiệu quả. Đặc biệt việc triển khai trùng lắp, chồng chéo sẽ gây lãng phí, thất thoát lớn cho ngân sách trong khi kinh phí từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, khó khăn, nhất là thời điểm dịch bệnh hoành hành.

Vì vậy, không nên cố giải ngân kinh phí được cấp bằng mọi giá. Trong trường hợp không sử dụng hết, địa phương cần chuyển trả ngân sách, hoặc chuyển mục đích sử dụng kinh phí hợp lý, đảm bảo hiệu quả.

Theo Đời sống
back to top