<div> <p style="text-align: justify;">Từ lâu, các chuyên gia về dinh dưỡng trên thế giới đã coi trà sữa trân châu nói chung - là dạng đồ uống không tốt cho sức khỏe. Thậm chí: <b>trà sữa trân châu đường đen đang thịnh hành ở khắp mọi nơi gần đây đã được chứng minh là phiên bản trà sữa cực kỳ không lành mạnh.</b></p> <p style="text-align: justify;">Rõ ràng, thông tin này chưa thể ngăn cản chị em sà vào các chuỗi trà sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết vì sao nó không lành mạnh, sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe trong thời gian dài.</p> <p style="text-align: justify;"><img alt="Chuyên gia Singapore cảnh báo: Trà sữa trân châu đường đen là thức uống có hại nhất trong các loại trà sữa" src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/17/c022cdb5-0ab5-40c6-aca6-80a5e930ee38(1).png" title="Chuyên gia Singapore cảnh báo: Trà sữa trân châu đường đen là thức uống có hại nhất trong các loại trà sữa" /></p> <h3 style="text-align: justify;"><em>Trà sữa trân châu đường đen - thức uống gây sốt với giới trẻ trong khoảng 1 năm trở lại đây</em></h3> <p style="text-align: justify;">Để đi đến kết luận này, cần phải xem xét các thành phần trong trà sữa trân châu đường đen.</p> <p style="text-align: justify;">Thứ nhất, bản thân các loại trà thường được coi là đồ uống tốt cho sức khỏe. Nhưng chỉ riêng trà mà thôi, cho đến khi nó được các thương hiệu trà sữa bổ sung thêm hàng loạt chất phụ gia để biến nó thành loại đồ uống <i>'hợp mốt'</i> - tác dụng tích cực với sức khỏe của trà đã bị hủy hoại.</p> <p style="text-align: justify;">Theo các chuyên gia tại Mount Alvernia, bệnh viện uy tín hàng đầu Singapore, thì: Trà đen và trà xanh có thể làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường. Tuy nhiên, khi thêm vào đó các loại bột kem không sữa (non-dairy), trân châu - tác dụng của trà sẽ biến mất, thậm chí gây hại cho cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Các chuyên gia dinh dưỡng đã xây dựng phác đồ về lượng đường trung bình cần thiết cho người lớn mỗi ngày, rơi vào khoảng 8 - 12 thìa cà phê. Tuy nhiên, thật không may, trà sữa trân châu đường đen lại phá vỡ mức cân bằng này, vì nó chứa trung bình 18,5 thìa cà phê đường trong mỗi cốc, thậm chí còn nhiều hơn tùy vào nhà sản xuất.</p> <p style="text-align: justify;"><img alt="Chuyên gia Singapore cảnh báo: Trà sữa trân châu đường đen là thức uống có hại nhất trong các loại trà sữa" src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/17/c77b8216-25b9-442d-8c86-02329379461a(1).jpg" title="Chuyên gia Singapore cảnh báo: Trà sữa trân châu đường đen là thức uống có hại nhất trong các loại trà sữa" /></p> <p style="text-align: justify;">Chưa kể, những loại <i>'topping'</i> thơm ngon hấp dẫn mà khách hàng yêu cầu bổ sung vào trà sữa khiến lượng đường tăng lên đáng kể - vì chúng đã được nấu với đường hoặc ngâm trong xi-rô đường trước khi được phục vụ.</p> <p style="text-align: justify;">Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Công cộng Anh (Public Health England) thì:<b> Lượng đường mà chúng ta ăn vào gần gấp 3 lần giới hạn khuyến nghị cho mọi lứa tuổi.</b></p> <p style="text-align: justify;">Nghiên cứu đã theo dõi chế độ dinh dưỡng của 101.257 người trong 5 năm. Cứ mỗi 6 tháng, người tham gia nghiên cứu sẽ hoàn thành ít nhất 2 bảng câu hỏi về chế độ dinh dưỡng.</p> <p style="text-align: justify;">Kết quả cho thấy: <b>Cứ mỗi 100ml nước ngọt có ga được tiêu thụ mỗi ngày, sẽ nâng nguy cơ mắc ung thư của một người lên 18%. Đối với nước ép trái cây đóng chai, mức tăng là 12%; còn trà sữa và đồ uống pha đường nói chung là 19%. Còn đồ uống bổ sung chất làm ngọt nhân tạo (đường ăn kiêng) chưa được tính đến.</b></p> <p style="text-align: justify;">Tuy vậy, không có nghĩa là chị em sẽ phải buông bỏ hoàn toàn thức uống mà mình yêu thích, bởi luôn có những tùy chọn khôn ngoan hơn, lành mạnh hơn khi gọi trà sữa:</p> <p style="text-align: justify;">- Gọi size trà sữa nhỏ hơn, ít đường hơn (các chuyên gia khuyến khích ở mức 30% đường hoặc thấp hơn).</p> <p style="text-align: justify;">- Gọi những loại topping ít calo hơn (lô hội, trân châu trắng), tốt nhất là không bổ sung topping.</p> <p style="text-align: justify;">- Yêu cầu sữa tươi, sữa ít béo hoặc sữa tách kem, nói không với sữa bột nhân tạo.</p> <p style="text-align: justify;">- Giảm số lượng, chỉ uống 1 - 2 cốc trà sữa trân châu mỗi tuần.</p> <p style="text-align: justify;">- Từ từ cắt giảm lượng đường nạp vào để cơ thể làm quen, giúp giảm cảm giác thèm đường.</p> <p style="text-align: justify;">Rõ ràng, đồ ngọt thì ai cũng mê nhưng những rủi ro về sức khỏe mà chúng mang lại, rất đáng để ta suy ngẫm và cắt giảm đường càng sớm càng tốt. Và chị em nhớ ăn uống từ tốn thôi nhé, vì một cô gái ở Trung Quốc đã chết ngạt vì 3 hạt trân châu mắc trong khí quản.</p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Chuyên gia Singapore cảnh báo: Trà sữa trân châu đường đen là thức uống có hại nhất trong các loại trà sữa
Thông tin này sẽ khiến nhiều tín đồ của trà sữa phải nghiêm túc suy nghĩ, khi tính đến những tác hại lâu dài của đường đối với sức khỏe.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm màng não ở trẻ em
Nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm tổn thương thần kinh, chèn ép tủy...
Cứu sống nữ bệnh nhân 63 tuổi ngã từ tầng 3 công trường xây dựng
Vì sao Phòng khám đa khoa Hồng Cường bị xử phạt, tước giấy phép 4 tháng?
Ảnh hưởng của độ cao tới tim mạch, biết để tránh tai biến
Sốt, đau đầu tưởng “ốm xoàng”, đi khám phát hiện vi khuẩn gây viêm màng não
Tưởng ốm sốt thông thường, người đàn ông 33 tuổi tự điều trị tại nhà nhưng không thuyên giảm. Bệnh nhân sau đó đi khám thì phát hiện nhiễm xoắn khuẩn Leptospira biến chứng viêm màng não.
Giải pháp điều trị hiệu quả đột quỵ khi thức giấc vào buổi sáng
Nhiều bệnh nhân phát hiện triệu chứng nghi ngờ đột quỵ khi thức giấc giữa đêm nhưng họ lại đi ngủ tiếp tới sáng hôm sau mới tới bệnh viện, điều này làm chậm trễ thời gian điều trị và không thể sử dụng thuốc tiêu huyết khối.
Cảnh báo: Số lượng người trẻ bị suy thận ngày càng gia tăng, cách gì tránh?
Tình trạng suy thận đang có xu hướng trẻ hóa, trở thành vấn đề y tế đáng báo động. Nhiều người trẻ đã bị suy thận giai đoạn cuối do các thói quen sinh hoạt không lành mạnh và sự chủ quan trong việc kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Kỷ lục: 6 ngày ghép tạng thành công 21 trường hợp
4 bệnh nhân chết não hiến tạng trong tuần được ghép cho 15 người và ghép theo kế hoạch 6 bệnh nhân... tạo nên kỷ lục mới về ghép tạng tại bệnh viện Việt Đức, ghi nhận dấu mốc mới trong ngành y tế Việt Nam.
Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo bệnh phổi nguy hiểm
Bất kể nam hay nữ đêm ngủ cứ gặp 4 vấn đề này coi chứng phổi có khi đã cứng như đá, xơ như tổ ong.
Nội soi thay van động mạch chủ: Bước đột phá trong điều trị bệnh tim mạch
Phương pháp phẫu thuật nội soi thay van động mạch chủ đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực phẫu thuật tim mạch ít xâm lấn.
Liệt toàn thân... sau mũi tiêm trị đau cổ vai gáy
Tiêm trực tiếp vào vùng vai gáy bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết, viêm tủy ...do tụ cầu xâm nhập gây mất chức năng vận động.
Cần làm gì khi dịch cúm A gia tăng bất thường?
Cúm A đang gia tăng nhanh chóng, nhiều người phải nhập viện với biến chứng nặng về đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, sốt nhiễm khuẩn... Vậy làm gì để phòng tránh.
Nhiều sản phụ bị tiền sản giật nặng nguy kịch, cách gì nhận biết sớm?
Tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong khi sinh nở, như làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân, mẹ bầu bị co giật, mất ý thức, hôn mê nguy hiểm đến tính mạng.
1 người tử vong sau khi uống rượu ngâm rễ cây rừng
Trên địa bàn thành phố Đông Triều (Quảng Ninh) mới xảy vụ ngộ độc nghi do uống rượu ngâm rễ cây rừng khiến một người tử vong.
Khám ngoại trú trái tuyến vẫn được BHYT chi trả?
Người tham gia BHYT khi khám chữa bệnh ngoại trú được quỹ BHYT thanh toán 100% mức hưởng từ ngày 1/1/2025.