Chống dịch trong nhà: “Chìa khóa” chiến thắng Covid-19

(khoahocdoisong.vn) - Dịch Covid-19 bùng phát và lây lan nhanh khiến cho hàng triệu người phải cách ly tập trung, cách ly tại nhà và giãn cách xã hội. Để đảm bảo sức khỏe, phòng chống dịch bệnh nói chung và Covid-19 nói riêng cần tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.

Chống dịch trong nhà 

Báo cáo số lượng ca nhiễm mỗi ngày một tăng, kéo theo đó là các ca F1 và F2 phải cách ly tập trung, cách ly tại nhà. Dịch Covid-19 đang hiện hữu khắp nơi, buộc chúng ta phải thay đổi, từ nếp sống, nếp sinh hoạt đến những thói quen, sở thích... Và điều mọi người quan tâm, là làm sao để tăng cường sức khỏe, phòng tránh lây nhiễm

Theo BS Nguyễn Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, chống dịch trong nhà là "chìa khóa" quan trọng nhất, giúp chúng ta chiến thắng Covid-19. Thuật ngữ “chống dịch trong nhà” hiểu rộng ra, đó là những nơi có không gian kín, ít hoặc không lưu thông gió, chật hẹp, nhiệt độ lạnh và khô thuận lợi với đặc tính virus, mật độ người quá đông; phải kiểm soát thật chặt để cắt đường lây nhiễm từ những nơi này.

Cơ sở dữ liệu của Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London (Anh) cho thấy, 96% báo cáo các ổ dịch trên thế giới xảy ra trong nhà, chỉ rất ít xảy ra ngoài trời, tập trung chính tại các hội chợ và các cuộc biểu tình...

Ở Việt Nam đến thời điểm hiện tại, các ổ dịch vẫn chỉ bùng phát trong khu cách li, quán karaoke, quán bar, nhà hàng khách sạn, trên máy bay, trong các bệnh viện... Vì vậy, chìa khoá quan trọng nhất là chống dịch lây nhiễm trong nhà.

BS.VS Nguyễn Văn Thắng, nguyên Trưởng khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Thanh Nhàn, Chưởng môn phái Thăng Long Võ đạo cho biết, khi thực hiện cách ly, giãn cách ở nhà tuyệt đối không nên ở trong phòng điều hòa, mà nên mở hết các cửa cho không khí lưu thông và đặc biệt hãy tận dụng các không gian trống ngoài trời trong nhà như ban công, sân thượng... 

Lắng nghe cơ thể và nâng cao sức khỏe

BS.VS Nguyễn Văn Thắng phân tích, đại dịch Covid-19 khiến nhịp sống bỗng trở nên chậm rãi hơn khi chúng ta phải giảm bớt các hoạt động sinh hoạt, làm việc và giải trí bên ngoài. Thậm chí, chúng ta có thể phải ở nhà liên tục nhiều ngày vì giãn cách xã hội. Thay đổi, nhàn rỗi quá cũng có thể khiến cơ thể chúng ta “biểu tình” vì bị stress. Tuy nhiên, nếu ta học cách “sống chậm” hơn thì những biến cố thời Covid-19 sẽ không gây ảnh hưởng quá tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất.

Vì vậy, thời gian này điều quan trọng là chúng ta phải biết cách lắng nghe cơ thể để xây dựng chế độ dinh dưỡng và thói quen sống lành mạnh. Quan trọng hơn, bạn có thể kịp thời phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để phòng ngừa bệnh tật.

Ở nhà vẫn cần vận động để tăng sức khỏe.

Ở nhà vẫn cần vận động để tăng sức khỏe.

Ở nhà nhiều, có nhiều thời gian hơn, để nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch thì thay vì gọi thức ăn nhanh hãy chịu khó nấu ăn tại nhà. Khi không thể đến phòng gym, có thể tập yoga, khí công... tại nhà. Không đi chơi được, ta có thể ở nhà đọc sách, nghe nhạc, vui đùa với con, làm vườn, trang trí nhà cửa… Hơn nữa, cần bớt nghe, bớt nói, bớt lo nghĩ để bảo tồn năng lượng, công năng cho phổi. Lúc nhàn rỗi, cố gắng tập ngồi hít thở tự nhiên.

Ở nhà, cần tránh nằm nhiều mà cần duy trì sức khỏe bền bỉ, tích cực tập thể dục thể thao bằng các bài tập thể dục phổ thông, liên tục khởi động cho các khớp trơn tru. Đặc biệt, tích cực thực hiện 2 động tác thở để tăng cường sức khỏe cho cơ thể, hệ thống tim mạch và phổi là: Hơi thở bụng trực tiếp (hít vào bụng phình ra, thở ra bụng xẹp) và hơi thở nghịch lấy khí lên não (hít vào bụng xẹp, ngực nổi: cơ bụng ép, cơ hoành nhô cao, để ý đỉnh đầu lúc dừng thở; Thở ra thả lỏng lồng ngực, bụng căng trở lại).

Thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch tấn công Covid-19.

Thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch tấn công Covid-19.

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, ăn uống đóng vai trò rất quan trọng để cơ thể có hệ miễn dịch khoẻ mạnh có thể chống lại được virus, vi khuẩn. Hơn nữa, 70% hệ miễn dịch nằm ở đường tiêu hoá vì đây nơi cư ngụ của các lợi khuẩn. Chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm bao gồm chất đạm, chất béo, đường bột và rau xanh quả chín. Bổ sung các đồ ăn, thức uống có chứa nhiều  vitamin A (gan, rau củ có màu đỏ, cam), vitamin C (rau ngót, súp lơ, bưởi), giàu kẽm, sắt... chính là những thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch.

Ngoài ra, nên ăn các chất dưỡng phổi gồm: Các chất có vị tanh (ăn nhiều tôm cá, hải sản, ít thịt...), các thực phẩm chứa nhiều nước màu trắng: Củ cái trắng, lê, táo, mía, bưởi...

Cũng không nên suy nghĩ bi quan. Dịch bệnh là điều không ai mong muốn, nhưng hãy biết biến nguy thành cơ, biến những ngày phải giãn cách xã hội tại nhà thành những ngày có ích, để mỗi ngày đều là một ngày vui.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Hoạt động của não bộ hoàn toàn phụ thuộc vào sự nạp máu. Nếu việc nạp máu cho não bộ bị ngưng lại dù chỉ 2 phút sẽ tổn thương nghiêm trọng. Để tăng tuần hoàn não, ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc, tập luyện giữ vai trò quan trọng.
back to top