Chọn lựa thực phẩm tăng thải độc mùa dịch

Giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp người dân nhiều nơi phải giãn cách, thực phẩm thịt cá rau củ quả thường mua tích trữ để lâu, nguy cơ mất an toàn thực phẩm gây dị ứng tương đối cao.

Từ lâu dân gian có nhiều món ăn vị thuốc giải độc chữa dị ứng đơn giản hiệu quả. Theo Đông y, dị ứng ngứa gãi, nổi mụn thuộc phạm vi chứng phong sang, nguyên nhân phần nhiều do huyết hư vận hóa nuôi dưỡng bì phu, da thịt kém mà gây ra, bệnh liên quan quan đến chức năng nội tạng tỳ, can, thận suy yếu, đào thải kém đều có thể dẫn đến phong ngứa dị ứng. Sau đây xin giới thiệu một số món ăn dược thiện tác dụng tăng cường thải độc chống dị ứng ngứa, mụn nhọt.

- Thể huyết nhiệt: Biểu hiện gặp nóng da nổi dị ứng, có vết sưng đỏ mẩn da, khi ngứa gãi sưng đau, hay nổi phần trên cơ thể… nên chọn vị bổ huyết, thanh nhiệt giải độc, mát tâm nhuận phế, tốt nhất nên ăn:

Nước rau má đậu xanh: Lấy rau má 80g, đậu xanh 80. Đậu xanh cả vỏ, rau má rửa sạch nấu nước uống, hoặc đậu xanh nấu nhừ lấy nước, rau má tươi xay ép nước cốt pha chung uống ngày 1 - 3 lần. Tác dụng bài thuốc chủ yếu bổ âm dưỡng huyết giải nhiệt tà, nhuận phế, mát gan giải độc. Bài dùng thích hợp người huyết nhiệt, người chức năng can thận đào thải kém, khi ăn nhiều tôm cua cá, hoặc thịt cá, đồ hộp kho mặn để lâu, không bảo quản tốt gây dị ứng ngứa gãi, nổi mụn. Khi huyết hư được tư dưỡng, huyết nhiệt được thanh giải, như vậy can thận được tăng cường thải độc, giúp tỳ sinh huyết hóa thấp, tâm điều huyết mạch khí huyết nuôi dưỡng bì phu toàn tốt, thì ngoài da dị ứng ngứa gãi mụn nhọt viêm sưng cũng giảm. Tuy nhiên, ăn uống trị liệu phải kiên trì, dùng nhiều ngày mới kiến hiệu.

Trong bài thuốc có rau má vị đắng, tính mát, công dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má giàu dưỡng chất như protein3,2g; glucid 1,8g; xơ 4,5g; tro 2,3g, canxi 229mg; photpho 2,4mg; caroten 2,6mg; vitamin C 37mg. Đậu xanh vị ngọt tính mát, công dụng bổ tỳ, thanh nhiệt dưỡng huyết, giải độc, trừ phiền, tiêu phù, hạ khí, lợi ngũ tạng. Đậu xanh chứa nhiều dưỡng chất như protein, axit béo omega-3, các vitamin E, vitamin nhóm B, C… đều là dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Kiêng kỵ chứng huyết hư hàn, lạnh bụng tiêu chảy, gặp lạnh dị ứng nổi nhiều.

- Thể huyết hư hàn: Biểu hiện khi gặp gió lạnh hay da nổi dị ứng ngứa tăng, nên chọn vị bổ huyết giải phong hàn, tăng cường huyết lưu thông đến bì phu, tốt nhất nên chọn món ăn như:

Đậu phụ cuốn rau thơm: Lấy đậu phụ 100g, rau kinh giới 50g, tía tô 50g. Đậu phụ thái miếng chiên vàng, rau kinh giới, tía tô rữa sạch cuốn chấm mắm ăn.

Tác dụng bài thuốc chủ yếu bổ âm dưỡng huyết, giải phong hàn, giải độc, thúc đẩy khí huyết ra bì phu. Trên lâm sàng di ứng ngứa gãi khi gặp lạnh chủ yếu do huyết hư, hàn tà ngưng trệ gây ngứa gãi. Khi hàn tà bì phu được giải, can huyết tư dưỡng, như vậy can điều huyết, phế điều khí, tâm dẫn huyết, từ đó khí huyết nuôi dưỡng bì phu toàn thân tốt cho ai bị dị ứng ngứa gãi, mụn cũng giảm.

Trong bài thuốc, đậu nành có vị ngọt tính bình, tác dụng tư âm, bổ huyết, thanh nhiệt, hóa đàm, tăng khả năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh di ứng, bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao. Kinh giới có vị cay, thơm, tính ấm, vào kinh phế, can. Tác dụng giải biểu khu phong trừ thấp, cầm huyết, giải độc, thúc đẩy tuyến mồ hôi phân tiết giải co cứng, đẩy mạnh tuần hoàn máu, ngoài da, tiêu viêm, an thần, hạ sốt, giãn phế quản, chống dị ứng. Tô diệp vị cay tính ấm tác dụng tán phong hàn giải biểu, lý khí hòa huyết, an thai, giải độc tôm cua...

Lưu ý, ngoài món ăn theo thể chứng hàn nhiệt trên, nếu mỗi khi sử dụng tôm cua cá nhiều gây dị ứng như phát ban, sưng môi mặt hoặc đau bụng, rối loạn tiêu hóa nên phối hợp ăn thêm lá tía tô 30 - 40g. Nếu vì ăn thịt heo dị ứng nên ăn thêm hành ta hoặc hành tây 30-40g. Nếu ăn thịt chó, mèo, các loại thit động vật đạm cao nên ăn thêm lá mơ lông 30 - 60g.

Nếu dị ứng thể huyết nhiệt nên tăng cường vị ăn bổ mát, chống oxy hóa, giàu vitamin A, C, E như bông cải, cải rổ, cải cay, trái cây như táo, cam, quít, bưởi loại trái cây có múi. Tránh thức ăn thịt cá kho mặn để lâu, hoặc nem chả, đồ hộp, thịt nguội, đông lạnh để lâu không bảo đảm. Nếu thể  huyết hư hàn nên tăng cường ăn bổ ấm, giàu vitamin, giảm dị ứng như cà rốt, bí đỏ, rau hẹ, kiệu, hành, tỏi, gừng, nghệ đều là vị có tác dụng chống dị ứng, tránh vị chua lạnh quá có tính âm cao.

Lương y Nguyễn Minh Phúc (nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y TP Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top