Chớ nên tẩy nốt ruồi bằng nhựa cây, vôi

Nốt ruồi tự xóa theo cách dân gian có thể để lại sẹo xấu, loét lâu liền, ung thư hóa hay nốt ruồi tái phát. Tuyệt đối không nên dùng các hóa chất (axit, kiềm) hay nhựa cây để bôi vào nốt ruồi vì đây là những yếu tố dễ kích thích quá trình ung thư hóa của nốt ruồi.
nốt ruồi

Ảnh minh họa

Chị Phạm Thị Hằng, 25 tuổi (Hưng Yên) luôn mặc cảm với cái nốt ruồi nhỏ màu đen trên mặt. Thấy cô bạn thân dùng dùng kem đánh răng, vôi, nhựa cây trị nốt ruồi thành công chị cũng nghe và làm theo.

Nhưng thật không ngờ sau khi lấy kim chọc ra rồi bôi vôi và nhựa cây vào. nốt ruồi của chị không nặn đi như mong đợi mà còn to lên, sù sì trên mặt, loét đau và chảy máu. Tự điều trị một thời gian không khỏi, chị đi khám mới ngã ngửa vì đã bị ung thư do tự tẩy nốt ruồi.

Lời bàn: Nhiều người đã tìm mọi cách để xóa sạch dấu vết của nốt ruồi để khẳng định sự bình thường của mình mà không để ý đến hậu quả của các biện pháp xóa nốt ruồi dân gian như để lại sẹo xấu, loét lâu liền, ung thư hóa hay nốt ruồi tái phát.

Người ta chỉ nên đi tẩy nốt ruồi trên mặt khi nó quá to, quá đen hay nằm tại các vị trí bị coi là xấu. Việc xóa bỏ phải được thực hiện tại các bác sĩ chuyên khoa da liễu, tạo hình. Tuyệt đối không nên dùng các hóa chất (axit, kiềm) hay nhựa cây để bôi vào nốt ruồi vì đây là những yếu tố dễ kích thích quá trình ung thư hóa của nốt ruồi.

GS.TS Trần Thiết Sơn (Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top