Chiêm ngưỡng tượng phật Tây Tạng 400 tuổi tuyệt mỹ ở Hà Nội

Bức tượng tinh xảo này được thể hiện dưới dạng 11 khuôn mặt và nghìn cánh tay, tượng trưng cho khả năng cứu độ chúng sinh trên khắp thế gian...
Chiem nguong tuong phat Tay Tang 400 tuoi tuyet my o Ha Noi
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi đang lưu giữ một cổ vật quý giá của vùng đất Tây Tạng. Đó là một bức tượng có niên đại từ thế kỷ 17.
Chiem nguong tuong phat Tay Tang 400 tuoi tuyet my o Ha Noi-Hinh-2
Hiện vật cao khoảng 50 cm, làm bằng đồng thếp vàn, tái hiện hình ảnh Avalokiteshvara hay Quán Thế Âm, một vị Bố tát quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa nói chung và Phật giáo Tây Tạng nói riêng.
Chiem nguong tuong phat Tay Tang 400 tuoi tuyet my o Ha Noi-Hinh-3
Ở Tây Tạng, vị Bồ tát này được gọi là Chenrezi, rất được người dân tôn kính. Chenrezi thường là yidam (Bổn tôn hoặc Hộ pháp) trong các thiền viện Mật tông.
Chiem nguong tuong phat Tay Tang 400 tuoi tuyet my o Ha Noi-Hinh-4
Bức tượng được thể hiện dưới dạng 11 khuôn mặt và nghìn cánh tay, tượng trưng cho khả năng cứu độ chúng sinh trên khắp thế gian.
Chiem nguong tuong phat Tay Tang 400 tuoi tuyet my o Ha Noi-Hinh-5
Theo truyền thống Đại thừa, Quán Thế Âm thường được thể hiện kết hợp với Phật A Di Đà. Pho tượng này có Phật A Di Đà ở đỉnh. Dưới đó là một vẻ mặt dữ tợ và 9 khuôn mặt nhân từ.
Chiem nguong tuong phat Tay Tang 400 tuoi tuyet my o Ha Noi-Hinh-6
Theo sử sách, Phật giáo đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 7. Khi du nhập vào vùng đất này, Phật giáo đã có sự kết hợp với truyền thống tâm linh bản địa có bề dày lịch sử nhiều thế kỷ.
Chiem nguong tuong phat Tay Tang 400 tuoi tuyet my o Ha Noi-Hinh-7
Nét đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng là sự kết hợp giữa Đại thừa - hệ phái Phật giáo phổ biến ở vùng Đông Bắc Á - và Kim Cương thừa - hệ phái khởi nguồn từ các giai đoạn sớm của lịch sử Phật giáo ở Ấn Độ, phổ biến ở Nam Á.
Chiem nguong tuong phat Tay Tang 400 tuoi tuyet my o Ha Noi-Hinh-8
Do đặc trưng ấy, nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng nói chung và tượng Phật Tây Tạng nói riêng phát triển dưới những ảnh hưởng của các phong cách nghệ thuật Ấn Độ, Nepal, Kashmir và Trung Hoa cổ.
Chiem nguong tuong phat Tay Tang 400 tuoi tuyet my o Ha Noi-Hinh-9
Một điểm đáng chú ý trong nghệ thuật tạo tác tượng Phật cổ Tây Tạng là vị thế gần như độc tôn của chất liệu đồng. Người ta không tìm thấy dấu tích của chạm khắc đá trong điêu khắc Phật giáo Tây Tạng.
Chiem nguong tuong phat Tay Tang 400 tuoi tuyet my o Ha Noi-Hinh-10
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, những tác phẩm này phản ánh một phong cách trang trí tỉ mỉ đặc trưng của Neal, vùng đất tiếp giáp Tây Tạng, chịu ảnh hưởng của Phật giáo từ rất sớm...
Chiem nguong tuong phat Tay Tang 400 tuoi tuyet my o Ha Noi-Hinh-11
Một số hình ảnh khác về bức tượng Phật giáo Tây Tạng ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Chiem nguong tuong phat Tay Tang 400 tuoi tuyet my o Ha Noi-Hinh-12

Chiem nguong tuong phat Tay Tang 400 tuoi tuyet my o Ha Noi-Hinh-13

Chiem nguong tuong phat Tay Tang 400 tuoi tuyet my o Ha Noi-Hinh-14

Chiem nguong tuong phat Tay Tang 400 tuoi tuyet my o Ha Noi-Hinh-15


Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Theo VietnamDaily
back to top