Chi trả bảo hiểm y tế năm 2023 có thay đổi gì?

Kể từ 01/7/2023 người bệnh đi khám chữa bệnh đúng tuyến, có chi phí đồng chi trả trong năm lớn hơn 10,8 triệu đồng thì được xem xét để hưởng BHYT 5 năm liên tục, có nghĩa là sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100%.

Hỏi: Tôi đang điều trị ung thư với mức cùng chi trả bảo hiểm y tế (BHYT). Tôi nghe nói sắp tới sẽ nâng mức đồng chi trả và có thể người bệnh sẽ được thanh toán 100% không biết có đúng không? Mức cụ thể ra sao?

Nguyễn Thị Hạnh (Hải Dương)

Trả lời: Theo quy định của Luật BHYT, trường hợp đi khám chữa bệnh, xuất trình đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh BHYT sẽ được quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi hưởng BHYT, theo mức giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT do Nhà nước quy định.

Mức thanh toán bằng 100/95/80% tùy theo mức hưởng của người tham gia BHYT. Người tham gia BHYT có trách nhiệm đồng chi trả 5/20% phần chi phí còn lại.

Từ 01/7/2023 điều chỉnh lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng thay vì 1,49 triệu đồng/tháng như trước đó nên điều kiện về chi phí đồng chi trả của các lần khám, chữa bệnh đúng tuyến cũng có sẽ có sự thay đổi.

Theo đó, giới hạn về mức chi phí đồng chi trả của các lần khám, chữa bệnh cũng sẽ tăng. Cụ thể, người bệnh phải có chi phí đồng chi trả của những đợt khám, chữa bệnh đúng tuyến trước đó trong năm như sau mới được xem xét hưởng BHYT liên tục:

Trước 01/7/2023: 1.490.000 x 6 = 8.940.000 đồng

Sau 01/7/2023: 1.800.000 x 6 = 10.800.000 đồng.

Như vậy, kể từ 01/7/2023 người bệnh đi khám chữa bệnh đúng tuyến, có chi phí đồng chi trả trong năm lớn hơn 10,8 triệu đồng thì được xem xét để hưởng BHYT 5 năm liên tục, có nghĩa là sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi thanh toán của quỹ.

Nguyễn Thị Ngọc (Bảo hiểm Hà Nội)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top