Chăm sóc vết thương sau mổ tuyến giáp

(khoahocdoisong.vn) - Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, tiết chủ yếu ra thyroxin (tetraiodotyrisin và triiod tyrosin), hormone này có hai tác dụng: Kích thích sự phát triển tế bào và tổ chức tế bào (tác dụng này đặc biệt quan trọng trên sự phát triển chung của toàn cơ thể); tác dụng chuyển hóa ở khắp các bộ phận của cơ thể.

Biến chứng sau mổ tuyến giáp

Khi tuyến giáp bị bệnh phải phẫu thuật, thông thường bác sĩ sẽ cắt nhân tuyến giáp; cắt eo tuyến giáp; cắt gần toàn bộ một thùy giáp; cắt gần toàn bộ 2 thùy giáp; cắt toàn bộ tuyến giáp; vét hạch cổ chức năng, toàn bộ… tùy theo tình trạng bệnh. 

Các biến chứng sớm sau mổ có thể gặp là suy hô hấp, chảy máu sau mổ, nói khàn hoặc mất tiếng, cơn cường giáp kịch phát… Biến chứng muộn có thể gặp là nhiễm trùng vết mổ, nhược giáp (do cắt quá nhiều hay do quá trình viêm xơ phát triển), bướu giáp tái phát (thường gặp sau mổ bướu giáp thể hỗn hợp).

Để phòng tránh các biến chứng, bệnh nhân sau mổ tuyến giáp cần lưu ý: Ngay sau khi mổ cần quan sát vùng mổ, nếu thấy vết mổ, vùng mổ sưng nề nhiều thì nên  chườm đá, chườm mát và cử động nhẹ nhàng trong 3 ngày đầu. Nếu không có dẫn lưu thì xem có dịch hoặc máu thấm băng hay không, nếu có thì thay băng hằng ngày. Nếu không thì 2 - 3 ngày thay băng 1 lần.

Không nên thay nhiều, vết thương cần yên tĩnh mới liền tốt được. Nếu vết mổ có dẫn lưu thì quan sát màu của dẫn lưu, nếu màu cứ nhạt dần thì là tốt. Số lượng dịch dẫn lưu ít dần là tốt. Dẫn lưu chảy đều tức là không bị tắc.  Khi còn khoảng 1 đến 2ml dịch trong là rút dẫn lưu được.

Quan sát và chăm sóc vết mổ

Nếu bác sĩ khâu chỉ mũi rời thì ở vùng cổ 5 - 7 ngày có thể cắt chỉ được, không nên để lâu sẽ hằn chỉ giống như chân rết. Các vùng khác trên cơ thể  như ở chân thì phải để 7 - 10 ngày mới cắt chỉ. Nếu bác sĩ khâu thẩm mỹ, khâu luồn bên trong mà là chỉ tiêu, nếu có 2 đầu chỉ thì sau 5 ngày cắt 2 đầu chỉ. Trường hợp bác sĩ khâu luồn bên trong mà là chỉ không tiêu thì sau 5 ngày có thể rút chỉ.

Lưu ý, không thay băng nhiều nếu băng khô, thậm chí có loại băng có thể để từ lúc mổ đến lúc ra viện mới thay, có thể tắm thoải mái không sợ nước vào vết thương.

Khi rửa, nếu vết thương nhiều máu thì dùng oxy già trước, sau đó rửa lại bằng nước muối, cuối cùng sát trùng bằng dung dịch cồn 70 độ hoặc dung dịch betadin. Chỉ bôi cồn, betadin xung quanh vết mổ, không rửa trực tiếp vào vết mổ làm cháy, bỏng vết thương dẫn đến vết thương liền kém và không đẹp.

Sau 7 - 10 ngày, vết mổ đã khô, đã cắt chỉ, rút dẫn lưu, bỏ băng để vết thương khô, thoáng. Nếu tắm có thể băng lại, tắm xong tháo ra, rửa lại bằng nước muối sau đó chấm khô là được, không cần băng nữa.

Ngay sau mổ nên vận động nhẹ nhàng cổ và tăng dần sau 2 - 3 ngày. Sau mổ 10 ngày cử động cổ bình thường, chườm thêm nước ấm để làm mềm vết thương. Người bệnh lưu ý, không nên để nắng chiếu trực tiếp vào vết mổ. Sau mổ 1 tuần có thể bôi thuốc chống sẹo, bôi thử ở mặt trong cẳng tay trước, nếu không bị dị ứng  như nổi  mẩn đỏ thì sẽ  bôi vào vết mổ.

Vết mổ và vùng mổ sẽ nề và sệ nhẹ ở người lớn tuổi, sau vài tháng mới phẳng được. Sau mổ một số người có cảm giác khó thở, nuốt vướng, nói khó… thời gian này cần vận động cổ, chườm ấm sẽ đỡ dần trong vài tháng sau. 

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top