Nên mổ mở hay nội soi?
Mục tiêu của mổ ung thư tuyến giáp là lấy sạch tế bào ung thư thùy tuyến giáp hay hạch cổ. Những bệnh nhân bị di căn hạch hoặc khối u đã phát triển kích thước từ 2-4cm, nên mổ theo phương pháp mổ mở.
Mổ nội soi qua đường nách hay từ phía sau cổ, hoặc từ trên hàm xuống chỉ áp dụng với điều kiện khối u còn rất nhỏ, vẫn đảm bảo nạo vét sạch tế bào ung thư, không để lại biến chứng.
Vết mổ đẹp phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ, cơ địa bệnh nhân. Bên cạnh mổ tuyến giáp, tôi được đào tạo khâu thẩm mỹ. Nhiều khi bệnh nhân chỉ đánh giá bác sĩ qua vết mổ bên ngoài nên cũng cần đáp ứng điều này.
Có cách nào phát hiện đã vét sạch tế bào ung thư tuyến giáp?
Sau khi mổ cần đo iodine quét khu vực tuyến giáp để đánh giá tay nghề bác sĩ. Hay nói cách khác, đây là bước cuối cùng để xác định quá trình phẫu thuật lấy hết tế bào ung thư hay chưa.
Trường hợp mổ một bên tuyến giáp không áp dụng được phương pháp này, do thành phần iot sẽ tích lũy phần bên thùy còn lại. Để kiểm tra có nguy cơ tái phát hay không, cần xét nghiệm chỉ số Tg (Thyroglobulin). Nếu không còn tuyến giáp, Tg không xuất hiện. Sau 6 tháng, chỉ số Tg tăng, có thể ung thư tái phát.
Vì sao sau mổ ung thư tuyến giáp phải dùng iốt phóng xạ?
Các tế bào tuyến giáp hấp thụ iốt từ thực phẩm chúng ta ăn vào để sản xuất thyroxine. Hai nội tiết tố của tuyến giáp là T3 và T4 (T3 = 3 hạt iốt và T4 = 4 hạt iốt). Iốt được gắn bức xạ để trở thành Iốt 131 (I-131).
Các chuyên gia y tế cho bệnh nhân dùng I-131 qua đường uống. I-131 sau đó sẽ được hấp thụ bởi các tế bào tuyến giáp ở bất cứ đâu trong cơ thể. Ví dụ, nếu bệnh nhân có các tế bào ung thư tuyến giáp di căn vào phổi, I-131 sẽ tập hợp trong đó.
Điều này giúp tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến giáp bằng bức xạ được gắn trên iốt và cũng cho phép bác sĩ quét toàn bộ cơ thể để phát hiện bất kỳ tế bào ung thư tuyến giáp nào còn sót lại.
Các yếu tố phóng xạ được sản xuất ở một số nguồn khác nhau. Nhưng, khi đã gắn phóng xạ, tất cả I-131 đều giống nhau. Tuy nhiên, I-131 sẽ phân rã một khi được sử dụng và phải sử dụng hết.
Ảnh minh họa. |
Cứ mổ tuyến giáp là uống iốt phóng xạ?
Ung thư tuyến giáp sớm chỉ cần cắt bỏ bên thùy giáp có khối u ác tính. Ví dụ, ung thư tuyến giáp dưới 1 cm không cần uống I-131.
Những người đã cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, nhìn chung đều cần sử dụng iốt phóng xạ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ung thư tuyến giáp sớm, có thể không cần I-131 do nguy cơ di căn thấp.
Thời điểm nào uống I-131 tốt nhất?
Uống iốt phóng xạ có thể được thực hiện bất cứ lúc nào sau 1 tháng kể từ khi cắt toàn bộ tuyến giáp.
Liều lượng phụ thuộc vào mức độ bệnh lý và được quyết định với bác sĩ phẫu thuật tuyến giáp/bác sĩ nội tiết/chuyên gia phóng xạ. Điều này chỉ phải thực hiện một lần sau khi phẫu thuật. Chỉ định lặp lại liệu pháp iốt nếu phát hiện di căn hay tái phát thông qua phát hiện lâm sàng hoặc sinh hóa (đo nồng độ Thyroglobulin), nhưng liệu trình lặp lại không giống như lần đầu.
Tế bào kháng hoặc trơ phóng xạ iot?
Có những tế bào ung thư tuyến giáp không ngấm iot phóng xạ. Ở những bệnh nhân này, lựa chọn tốt nhất là cố gắng loại bỏ tế bào ung thư bằng phẫu thuật. Nếu điều này không thể, cần sử dụng thuốc chống angiogen.
Không có cách nào để khắc phục tình trạng không ngấm iot phóng xạ. Ở những bệnh nhân ung thư tuyến giáp di căn và không đáp ứng iot phóng xạ, sẽ cần tới truyền hóa chất như các bệnh nhân ung thư khác.
PGS Luke Tan, Trung tâm Phẫu thuật Tuyến giáp và Ung thư đầu - cổ, Bệnh viện Mount Elizabeth – Singapore. |
Iốt phóng xạ có gây ra tác dụng phụ không?
Tác dụng phụ của iot phóng xạ phụ thuộc vào liều lượng. Đồng nghĩa, có giới hạn trên cho mỗi cá nhân.
Các tác dụng phụ bao gồm khô miệng do tác động lên tuyến nước bọt, buồn nôn, nôn, nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở liều tích lũy lớn. Còn có một số tác dụng phụ khác có thể sẽ được chuyên gia y tế liệt kê.
Uống iốt phóng xạ có khả năng tái phát ung thư tuyến giáp hay không?
Như với tất cả các bệnh ung thư, không có gì đảm bảo rằng bệnh sẽ không tái phát. Tuy nhiên, mấu chốt là phẫu thuật để loại bỏ hết khối u, và iốt phóng xạ được sử dụng để điều trị bệnh vi mô.
Vì sao gần đây tỷ lệ bị ung thư tuyến giáp tăng?
Do quá trình kiểm tra, chẩn đoán bệnh tiến bộ hơn nên phát hiện nhiều ca bệnh hơn.
Quy trình khám và uống I-131 ở Singapore như thế nào?
Ở Singapore, các bệnh nhân cần được bác sĩ đánh giá kết quả giải phẫu bệnh, siêu âm vùng cổ, xét nghiệm máu để xác định nồng độ thyroglobulin… Dựa trên những điều này, bệnh nhân có thể được tư vấn để có liệu pháp điều trị thích hợp cũng như các phương thức kiểm soát khác từ thực phẩm đến tránh nhiễm phóng xạ đến môi trường xung quanh…
Thông thường, bệnh nhân sẽ cần sang Singapore 2 ngày trước trước thời điểm uống thuốc để tiêm thyrogen, thuốc ức chế hoc môn tuyến giáp. Sau đó, đối với liều thấp, bệnh nhân điều trị ngoại trú, chỉ cần vào viện uống thuốc. Ngày hôm sau, chụp toàn thân còn tế bào ung thư tuyến giáp hay không. Còn đối với liều cao, bệnh nhân điều trị nội trú 2 đêm ở phòng cách ly tại bệnh viện Mount Elizabeth Novena.
Ngày hôm sau, chụp toàn thân đánh giá xem còn tế bào ung thư tuyến giáp hay không. Ngày tiếp theo sẽ gặp lại bác sĩ để được thông báo kết quả, dặn dò cách theo dõi và uống thuốc nội tiết, canxi và vitamin D nếu cần trước khi về Việt Nam.
Để có thêm thông tin chi tiết về việc uống iốt phóng xạ tại Singapore, xin liên hệ:
Văn phòng Parkway tại Hà Nội: tầng 5 số 110 Bà Triệu.
Hotline: 0988. 155. 855.
Tại Sài Gòn: Tầng 3 số 96 Cao Thắng, Quận 3. Hotline: 084 308 3637
Email: info@parkway.com.vn