Chậm bàn giao, đường sắt Cát Linh – Hà Đông chưa chạy đã phải trả nợ

Đây là nội dung tại báo cáo của Chính phủ với Quốc hội. Theo đó, các cam kết Hiệp định vay cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã đến thời hạn phải trả nợ gốc khoản vay. Bộ Tài chính đã ứng quỹ tích luỹ để trả nợ trước.

Theo báo cáo này, tổng mức đầu tư ban đầu là 8.769,9 tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, vốn đã bị đội lên 18.000 tỷ đồng, tăng 9.200 tỷ đồng (tương đương 315,18 triệu USD).

Đến thời điểm hiện tại, dự án đã giải ngân được 84,2%, nhưng vẫn không thể đưa ra được ngày vận hành chính thức, kể cả là trong dự định. Trong khi, Quốc hội thì chỉ nhận được báo cáo lặp đi lặp lại là gặp nhiều vướng mắc trong triển khai xây dựng, hiện vẫn trong quá trình nghiệm thu?

Còn Tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng thì do: Thay đổi phương án nhà ga từ 2 tầng thành 3 tầng; bổ sung hạng mục xử lý nền đất yếu khu Depot; bổ sung hạng mục đường tránh Quốc lộ 6; điều chỉnh vật liệu vỏ tàu từ thép chịu khí hậu sang thép inox,...

Ngoài ra, kinh phí giải phóng mặt bằng thay đổi, biến động về giá nguyên, nhiên, vật liệu, tỷ giá hối đoái...

Chính vì vậy đã khiến cho dự án chậm hoàn thành bàn giao cho UBND TP Hà Nội. Thành phố chưa tiếp nhận nên không thể trả nợ gốc khoản vay lại theo cơ chế tài chính đã được phê duyệt.

Như vậy, sau 13 năm đầu tư và xây dựng, đến thời điểm hiện tại, dự án mới hoàn thành phần xây dựng, lắp đặt thiết bị và vận hành thử toàn hệ thống theo tiêu chuẩn Dự án vào tháng 12 năm 2020.

Tuy nhiên, phần thi công vẫn còn những vướng mắc. Còn lại là gặp khó khăn lớn nhất trong vấn đề thanh toán và thực hiện các kết luận của Kiểm toán nhà nước. Vướng mắc này đã khiến cho việc nghiệm thu và bàn giao dự án vào vận hành bị chờ “vô thời hạn”.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, gồm 12 ga và một khu Depot. Trong đó, vay Trung Quốc là nhiều nhất, lên tới 13.867 tỷ đồng, vốn đối ứng 4.134 tỷ.

Từ tháng 9/2018, dự án đã cơ bản hoàn thành xây dựng và bắt đầu chạy thử nghiệm, nhưng đến nay nó vẫn trong trạng thái nằm chờ,… chờ “cứu giá”…

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top