<div> <p><span>Chiều 8/6, bên lề kỳ họp Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã trao đổi nhanh về tiến độ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông và hướng giải quyết các vấn đề tồn tại mà dư luận đang quan tâm.</span></p> <p><span>Theo ông Huệ, 12/13 chứng chỉ an toàn của dự án đã được tư vấn Pháp chứng nhận, chỉ còn 1 chứng chỉ cuối cùng phải dựa vào kết quả chạy thử nghiệm, mà hiện đang chờ chuyên gia Trung Quốc sang.</span></p> <p><span>Theo Bí thư Hà Nội, hiện nay, các chuyên gia này vẫn chưa có lịch sang cụ thể. Đồng thời, TP sẽ xem xét cơ chế đặc thù cho họ, bố trí cách ly tại khách sạn theo đúng quy định phòng dịch và nếu đủ an toàn sẽ để các chuyên gia này làm việc để đảm bảo tiến độ dự án.</span></p> <p><span>"Bộ GTVT là chủ đầu tư dự án, Hà Nội sẽ tiếp nhận và vận hành dự án. Sau này, tất cả vốn đầu tư, nợ nần của dự án là Hà Nội tiếp nhận và có nghĩa vụ trả nợ.</span></p> <p><span>Hà Nội có một Tổng Công ty đường sắt, đơn vị này sẽ phải đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và vận hành dự án. Tuy nhiên, do dự án chậm tiến độ nên để càng lâu giữ chân được đội ngũ lao động này cũng rất khó khăn", ông Huệ nói.</span></p> <p><span>Ông nêu rõ, "dự án khai thác sớm được ngày nào sẽ tốt cho Hà Nội ngày đó", vì thế Hà Nội đã làm việc với Bộ GTVT, lập Tổ công tác liên ngày để "gỡ" vướng dự án.</span></p> <p><span>Lãnh đạo Tổ công tác phía Bộ GTVT là Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông và Hà Nội là Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Hùng.</span></p> <p><span>Tổ công tác sẽ trình phương án tổng thể lên Bộ GTVT, việc gì liên quan tới Hà Nội sẽ giải quyết, việc gì vượt thẩm quyền sẽ trình Chính phủ và Thủ tướng.</span></p> <p><span>Về mốc thời gian cụ thể được đặt ra nhằm giải quyết dứt điểm dự án này, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết: "Hà Nội mong muốn càng sớm càng tốt, nếu được mốc trước tháng 10 (trước ĐH Đảng bộ TP) càng tốt.</span></p> <p><span>Còn qua làm việc với Hà Nội, Thủ tướng có giao cho Bộ GTVT phối hợp với Hà Nội đưa dự án vào vận hành trong năm nay. Đó là văn bản chính thức của Thủ tướng".</span></p> <div> <div><span><img alt=" Bí thư Vương Đình Huệ: Nợ nần của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Hà Nội có nghĩa vụ trả - Ảnh 1." data-original="https://cafefcdn.com/2020/6/9/photo-1-15916656847761868633629.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/06/09/cafefcdn-com_photo-1-15916656847761868633629.jpg" title=" Bí thư Vương Đình Huệ: Nợ nần của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Hà Nội có nghĩa vụ trả - Ảnh 1." /></span></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]"><span>Ông Vương Đình Huệ trả lời báo chí</span></p> </div> </div> <p><span>Trả lời câu hỏi "Bí thư có tự tin về mốc thời gian này không?", ông Huệ cho biết vẫn phải "chờ vào báo cáo của tổ công tác, hiện chưa có báo cáo cuối cùng".</span></p> <p><span>Cũng theo Bí thư Hà Nội, vướng mắc của dự án hiện nay là vấn đề "cơ chế thanh toán" vì còn liên quan đến kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.</span></p> <p><span>"Vấn đề là cơ chế tài chính cho dự án đó thế nào, sau đó kiểm toán họ sẽ có xử lý theo kết quả đó.</span></p> <p><span>Qua kiểm toán dự án, một số nội dung Kiểm toán Nhà nước cũng chưa kết luận dứt khoát giảm hay loại trừ, mà phải xem xét. Sau khi có cơ chế tài chính thống nhất giữa các bên, Chính phủ phê chuẩn, mới xử lý được", Bí thư Hà Nội cho biết thêm.</span></p> <p><span>Về kinh nghiệm rút ra từ các dự án đường sắt đô thị chậm tiến độ của Hà Nội, theo ông Huệ, tất cả kinh nghiệm có thể tổng kết bằng một câu rất đơn giản.</span></p> <p><span>"Chuẩn bị đầu tư phải rất kỹ lưỡng, thì triển khai mới thông suốt, nhanh, hiệu quả được. Hai dự án sắp tới thì càng chuẩn bị càng sớm càng tốt.</span></p> <p><span>Thế giới người ta cũng làm như vậy. Các dự án kể cả của các nhà đầu tư tư nhân thôi, họ chuẩn bị kỹ lắm. Mình mà không khéo lại ngược lại, chuẩn bị nhanh nhưng làm thành lâu, cuối cùng tổng thành lâu", ông Huệ nêu rõ.</span></p> <div> <div> <p><span>Trước đó, phát biểu tại tổ, liên quan Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vấn đề quan trọng nhất là an toàn thì đến nay chưa được bàn giao hồ sơ an toàn, các bên đang phải tích cực thảo luận để có thể giải quyết dứt điểm, và "cố gắng trước đại hội có thể chạy được tuyến này thì may mắn. Khó khăn lắm, mất thời gian về chuyện này rất lớn".</span></p> </div> </div> <p>Theo Hoàng Đan</p> <p data-field="source">Tổ Quốc</p> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Bí thư Vương Đình Huệ: Nợ nần của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Hà Nội có nghĩa vụ trả
Theo Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ, với tư cách là đơn vị nhận nợ để trả thì đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành sớm ngày nào có lợi cho Hà Nội ngày đó.
Theo cafef.vn
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Tổng thầu Trung Quốc cần 50 triệu USD trước khi bàn giao
Không thanh toán 50 triệu USD chạy thử tàu Cát Linh - Hà Đông
Cảnh nhếch nhác ở đường sắt Cát Linh - Hà Đông
'Mỗi ngày mất một chiếc Camry vì những dự án như Cát Linh - Hà Đông'
Dự án Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ: Chưa vận hành đã lo trả nợ
Vụ cô gái bị tông tử vong ở Hà Nội: Khởi tố nhóm “quái xế”
Thủ tướng lên đường tham dự hội nghị GMS, ACMECS, CLMV tại Trung Quốc
Đặc nhiệm Nga đánh tan nguồn tiếp tế, quân Ukraine nguy khốn
Bắt tạm giam một Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai ở Hòa Bình
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm: Nỗi lo rình rập
Kursk rực lửa, lữ đoàn số 22 của Ukraine bị loại khỏi vòng chiến đấu
Quân Ukraine tại mặt trận Kursk đang nỗ lực thực hiện nhằm thoát ra khỏi vòng vây ở quận Sudzhansky của vùng Kursk; Lữ đoàn số 22 của Ukraine tại Kursk bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Ngày 5/11: Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước
Hôm nay, ngày 5/11, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
Đêm 4/11: Hà Nội bắt đầu mưa, trời chuyển lạnh
Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, tối và đêm nay (4/11), bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến thành phố Hà Nội.
Nhóm đối tượng đâm tử vong cô gái dừng đèn đỏ sẽ bị xử lý sao?
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội làm 1 cô gái trẻ tử vong, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn Kiếm đã triệu tập 10 đối tượng để điều tra, làm rõ.
Tên lửa tàng hình Rampage của Israel đáng sợ như thế nào?
Hình ảnh tiêm kích F-16I của không quân Israel mang theo 4 tên lửa tàng hình Rampage đã gây sự chú ý lớn, tên lửa Rampage được hình thành như một vũ khí tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược.
ĐBQH: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
"Cần nghiêm trị những hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc bầu hay cây còn có khả năng cứu chặt đi để xin ngân sách trồng mới”, ĐB Nguyễn Lân Hiếu nêu ý kiến.
ĐBQH: Gỡ vướng thể chế, “điều trị” bệnh sợ trách nhiệm để bứt phá
Đại biểu cho rằng, một trong những lý do dẫn tới giải ngân đầu tư công chậm là do thể chế, vì vậy cần gỡ vướng để bứt phá. Cùng với đó, phải “điều trị” tới nơi tới chốn bệnh sợ trách nhiệm.
Xe máy va chạm ô tô lúc rạng sáng, cô gái tử vong tại chỗ
Ngày 4/11, Công an quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến 2 người thương vong tại khu vực ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu.
Nga tiến công mạnh mẽ, phòng tuyến Donbas đang dần sụp đổ
Kiev đang đứng trước tình thế rất khó khăn khi Nga đang tấn công cực kỳ mạnh mẽ vào miền đông Ukraine, đặc biệt là Donbass.
Vì sao UAV “rồng lửa” của Ukraine đột ngột biến mất khỏi chiến trường?
Từ những ngày đầu sử dụng trên chiến trường, UAV "rồng lửa” mang lại rất nhiều thử thách cho Quân đội Nga, nhưng sau đó nó bộc lộ một số yếu điểm “chí mạng” khiến Ukraine không còn áp dụng nhiều chiến thuật này.
Vụ xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm”: Giải pháp nào cân bằng?
Mới đây, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hả i (Tập đoàn Sơn Hải), đơn vị thi công dự án cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đã gây chú ý khi phản ánh về dòng chữ "Đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm" bị xoá trên cao tốc.