Cây sữa bổ máu, chữa đau răng

Cây sữa còn có tên gọi là mùa cua, mò cua; người Tày gọi là mạy tản. Cây thuộc họ trúc đào Apocynaeae, tên khoa học là Alstonia scholaris. R. Br.

Hoa sữa bài thuốc quý

Cây có nhiều nhựa mủ trắng như sữa nên được gọi là cây sữa. Cành mọc vòng, lá cũng mọc vòng. Phiến lá hình bầu dục dài, mặt trên bóng, mặt dưới mờ. Gỗ cây này rất mịn, nhỏ nên được dùng làm bảng cho học sinh viết. Vỏ cây phơi khô làm thuốc. Để lấy thuốc từ cây, người ta cạo vỏ lớp ngoài của cây, phơi hay sấy khô dùng dần.

Theo Đông y, cây sữa có vị đắng, mát, ít độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, bình suyễn, chữa sốt nóng, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm khớp… Dùng dưới dạng thuốc sắc, nấu thành cao, thuốc bột hay ngâm rượu uống với liều ngày 1 – 3g. Khi dùng, có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác.

Chữa viêm phế quản mạn tính: Vỏ cây sữa 3g, giun đất 3g, tử uyển 2g, vỏ quả qua lâu 3g. Tất cả tán nhỏ thành bột, trộn với hồ làm viên. Ngày uống hai lần.

Chữa đau răng: Lấy vỏ cây đã chế biến sắc đặc, ngậm ngày hai lần để chữa viêm răng, viêm lợi.

Thuốc bổ máu: Vỏ cây sữa 5g, hà thủ ô đỏ 5g, mã tiền 0,2g. Tất cả nghiền nhỏ ngâm với một lít rượu. Ngâm trong 7 ngày (nếu để lâu càng tốt). Ngày uống một chén con. Dùng dạng bột thì ngày 1 – 3g, sắc uống hàng ngày.

BS Nguyễn Kim Lan

(nguyên cán bộ Viện Châm cứu T.Ư)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top