Qua nghiên cứu ta thấy cây mùi có 1% tinh dầu thơm đặc trưng của rau mùi rất hấp dẫn và thơm dịu. Ngoài ra còn có chất béo 20% chất đạm 18%, xeluloga 8% và 13% chất ni tơ. Trong quả mùi là vị thuốc quý của đông y và tây y. Tây y dùng hạt mùi làm thuốc trung tiện, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Trong công nghiệp, dùng làm chế phẩm nước hoa, hương liệu cho chè, rượu...
Theo quan niệm đông y, hạt mùi có vị cay tính ôn, có tác dụng phát tán phong hàn, thúc đầy cho bệnh sởi mọc nhanh và cũng hết nhanh. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tiêu đờm trệ, chữa đầy bụng ậm ạch khó tiêu, co thắt đại tràng, ăn uống kém không thấy ngon miệng, hạt sốt cho trẻ, chữa đau nhức xương khớp. Xin giới thiệu cùng mọi người những bài thuốc có hạt mùi.
* Chữa bệnh tiêu hóa kém: Hạt mùi 15g, gừng tươi 3g. Các thứ rửa sạch cho 500ml, ninh nhừ, khi cạn còn 200ml. Người bệnh uống trong ngày chia làm 3 lần, uống trước khi ăn. Dùng cho các trường hợp ăn ngủ kém, mệt mỏi, bụng đầy ậm ạch khó khăn về tiêu hóa.
* Chữa bệnh đau nhức xương khớp: Hạt mùi 100g, cành ngải cứu 100g, cành liều 100g. Lấy 3 vị thuốc này rửa sạch cho vào nồi với 1 lít nước đun sôi kỹ còn 0,5 lít đổ ra uống trong ngày. Dùng 2 lần 1 ngày, giúp trị bệnh đau khớp, phong tê thấp.
*Chữa cảm cúm: Hạt mùi 20g, gừng tươi 5g, hành 3 củ, rửa sạch các vị thuốc cho vào 400ml nước đặc chia còn 150ml, uống 3 lần trong ngày.
BS Đức Quang (Bệnh viện Châm cứu T.Ư)