Rau mùi tàu chữa đái dầm

Mùi tàu có vị hơi đắng, cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau. Rau mùi tàu chữa đái dầm và nhiều bệnh khác ở cả người già và trẻ em.
Mùi tàu

Mùi tàu có tác dụng trị nhiều bệnh.

Mùi tàu, (Rau mùi tàu, Mùi gai, Ngò tàu, Ngò gai hoặc Ngò tây), tên khoa học: Eryngium foetidum L., thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Mùi tàu là cây thảo mọc hằng năm, nhẵn, có thân đơn độc, phân nhánh ở ngọn, cao 15-50cm. Lá ở gốc hình hoa thị, mỏng, thuôn mũi mác, thon hẹp lại ở gốc, mép có răng cưa, với răng hơi có gai.

Lá ở thân có răng nhiều hơn, các lá ở trên xẻ 3-7 thùy ở chóp và có nhiều gai. Hoa thành đầu hình trứng hay hình trụ, có bao chung gồm 5-7 lá bắc hình mũi mác dẹp, mỗi bên có 1-2 răng và một gai ở chóp. Quả gần hình cầu, hơi dẹt, đường kính 2mm. Bộ phận dùng toàn cây.

Theo Y học cổ truyền rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau. Để làm thuốc có thể dùng toàn bộ cây rau mùi tàu (tươi hay phơi khô), thu hái quanh năm.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy trong lá và rễ ngò có hàm lượng tinh dầu rất cao. Trong hạt mùi tàu chứa nhiều monoterpenoids và sesquiterpenoids, giàu canxi, sắt, phospho, carotene và riboflavin, vitamin A, B1, B2 và C. Không chỉ thế, mùi tàu cũng có đầy đủ chất dinh dưỡng gồm protein, chất béo và tinh bột.

Để chữa chứng đái dầm có thể lấy mùi tàu, rau ngổ, cỏ mần trầu, mỗi thứ 20g, cùng với 10g cỏ sữa lá nhỏ, thái nhỏ, phơi khô. Cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước sắc còn 150ml, uống sau bữa ăn tối khoảng 5-10 ngày, có thể dùng 2-3 liệu trình.

BS Nguyễn Văn Quang (Hội Nam y Việt Nam)

Theo Đời sống
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi là người chưa được tiêm ngừa virus sởi, nhất là trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây.
back to top