Cây mía chữa bệnh

(khoahocdoisong.vn) - Mía là loại cây được trồng ở khắp nơi, từ bãi cát, nương khoai đến vùng trung du. Mía ăn ngọt, thơm, chống khát rất tốt. Ngoài tác dụng làm thức uống giải nhiệt, mía còn có tác dụng chữa được một số bệnh.
 

Theo y học cổ truyền, mía có vị ngọt, tính hàn, vị ngọt của mía rất đặc trưng, thơm mát, bổ dưỡng, tính hàn của mía tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chỉ khát, thích hợp với những người bị hạ đường huyết. Khi đường huyết thấp, họng khô, ít nước bọt, ho khan, sốt cao, suy tim, huyết áp thấp, táo bón, tiểu ít, khát nước, nóng trong, mệt mỏi, hoa mắt, uống nước mía sẽ nhanh phục hồi. Ngoài ra còn chữa bệnh sởi cho trẻ em. Lấy vỏ sắc lên với cam thảo để ấm, tắm hết mụn sởi, không để lại biến chứng.

Nước mía tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Đường mía 600g, đương quy 20g, đẳng sâm, ích mẫu mỗi thứ 200g, xuyên khung, hương phụ làm chua, trạch tả 75g. Cho vào xay nhỏ các vị thuốc thành bột khô, hòa chút nước cho ướt bột, để khoảng 1g, sau đó cho nước vào sắc lên, cho thêm một chút nước mía ép, cô lại sền sệt thành dạng cao. Ngày uống hai lần, mỗi lần một thìa cà phê có tác dụng hoạt huyết điều kinh, tan ứ, giảm đau rất tốt cho bệnh nhân khí huyết kém lưu thông, kinh nguyệt thất thường.

Chữa bệnh đái rắt: Ăn mía tươi hoặc ép lấy nước uống, ngày uống 2 cốc. Nước mía có tính hàn, giải nhiệt tốt, chữa âm hư sinh nội nhiệt, khi nóng trong sẽ sinh ra đái rắt, nước mía giúp đi tiểu đều, tiểu trong, ngủ tốt, ăn ngon miệng.

BS Kim Ngân (Viện Châm cứu T.Ư)

Theo Đời sống
Mất ngủ mãn tính có nguy hiểm không?

Mất ngủ mãn tính có nguy hiểm không?

Mất ngủ mãn tính là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay và có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Nếu tình trạng này diễn ra quá lâu có thể sẽ gây ra các bệnh lý nghiêm trọng…. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng 
back to top