Căng thẳng làm tăng đường máu

Khi cơ thể bị căng thẳng, các cơ quan trong cơ thể tiết hormon nội tiết để đối phó lại yếu tố căng thẳng gây tăng đường máu…

Hỏi: Mẹ tôi 60 tuổi. Khi đi làm cụ rất khỏe nhưng từ khi về hưu cụ ốm đau luôn. Vừa rồi trong gia đình tôi có chuyện không vui, cụ bị sốc, ốm mất một tuần. Tôi đưa mẹ đi khám, tiện thể làm xét nghiệm máu tổng quát, kết quả là cụ bị đái tháo đường tuýp 2. Không biết có phải do cơ thể cụ yếu, mệt hay do sốc mà bệnh chuyển nhanh thế?

Chu Thị Phương Anh (quận 1, TPHCM)

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/stress-lam-tang-duong-mau-300x196.jpg

Stress làm tăng đường máu.

PGS.TS Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa: Trước đây khi xét đến nguyên nhân gây tiểu đường người ta không chú ý đến yếu tố căng thẳng (stress) nhưng hiện nay yếu tố căng thẳng hiện hữu trong đời sống hiện đại rất nhiều.

Khi cơ thể bị căng thẳng, các cơ quan trong cơ thể tiết hormon nội tiết để đối phó lại yếu tố căng thẳng. Các hormon này được huy động ở mức tối đa tùy thuộc tình trạng căng thẳng và làm thay đổi đường máu. Các căng thẳng này nếu tiếp tục diễn ra thì đường máu liên tục tăng cao.

Mỗi loại căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết theo mức độ khác nhau. Khi nồng độ đường trong máu thường xuyên cao do căng thẳng gây ra sẽ dẫn đến một số biến chứng sức khỏe, bao gồm các rối loạn về thận, giảm thị lực, tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh và có thể làm nhiễm khuẩn nặng, kéo dài.

Nếu không thực hiện các bước để kiểm soát lượng đường trong máu sẽ làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch như đột quỵ và cơn đau tim.

PV (ghi)

Theo Đời sống
Bị gián chui vào tai do thói quen... nằm dưới sàn

Bị gián chui vào tai do thói quen... nằm dưới sàn

Trong lúc ngủ, bà V.T.H., 54 tuổi (ở Ba Đình, Hà Nội) hoảng hốt vì nghe tiếng sột soạt kèm cảm giác đau nhói trong tai, khi khám bất ngờ phát hiện một con côn trùng với chân đầy gai nhọn bên trong.
back to top