Cẩn thận với tác dụng phụ của tỏi

(khoahocdoisong.vn) - Tỏi có tác dụng chữa nhiều bệnh, nhưng nếu không biết cách dùng hoặc lạm dụng tỏi có thể gây đau bụng, tiêu chảy, viêm đại tràng và loãng máu...

Thải độc và chữa nhiều bệnh

Tỏi từ lâu đã được con người biết đến không chỉ là đồ gia vị làm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn và ngon miệng, mà nó còn là một vị thuốc chữa bệnh. Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virus gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và alin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A,B,C,D,PP, hydratcacbon, polisacarit, inulin, fotoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như iốt, canxi, photpho, magiê, các nguyên tố vi lượng.

Loại gia vị này còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxy hóa giúp khôi phục hoạt động của các tế bào, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả các bệnh ung thư.

Tỏi không những sử dụng làm gia vị khi chế biến các món ăn mà nó còn làm thuốc chữa các bệnh: Đau bụng cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường…Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như ăn sống, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với giấm… Mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trước khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi để ngoài không khí 15 phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy tạo ra chất có tác dụng chữa bệnh.

Dùng đúng để tránh tác dụng phụ

Tuy nhiên tỏi có thể gây ra một số phản ứng phụ do bản thân thành phần có trong tỏi hoặc sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng.

Nói chung các phản ứng phụ đều rất nhẹ: Trước hết là mùi hôi thoát ra từ miệng, từ hơi thở, từ mồ hôi, từ da và cả nước tiểu nếu chúng ra ăn nhiều tỏi và ăn quá thường xuyên. Nếu ăn nhiều tỏi sống, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy hơi khó chịu trong bao tử, gây xót ruột, hoặc ói mửa và tiêu chảy. Nước tỏi tươi dùng ngoài da có thể gây dị ứng như làm đỏ da hay phỏng da ở 1 số người. Súc miệng thường xuyên, nhai ngò hoặc kẹo cao su có thể giúp hơi thở bớt mùi tỏi.

Không nên ăn quá nhiều tỏi hoặc uống thuốc tỏi nếu đang mắc bệnh về máu vì tỏi có khuynh hướng làm loãng máu. Không nên lạm dụng tỏi nếu ban đang uống các thuốc trị bệnh tiểu đường chẳng hạn như các loại thuốc uống làm hạ đường huyết, thuốc chích insuline (tỏi có thể làm tăng tác dụng và làm thay đổi số lượng thuốc đang được sử dụng.) các thuốc trị HIV/AIDS, hoặc nếu bạn đang có bệnh đường tiêu hóa hay đang chuẩn bị phẫu thuật trong vòng 2 tuần vì tỏi có thể ảnh hưởng đến thời gian đông máu. Hoạt chất của tỏi có thể được tiết qua sữa mẹ và làm cho các trẻ sơ sinh bị đau bụng. Không nên sử dụng tỏi sau khi được ghép bộ phận vì tỏi có khuynh hướng kích thích sự loại bỏ của bộ phận vừa mới được ghép.

Nhiều chuyên gia y tế cảnh báo rằng hàm lượng sunfua cao trong tỏi có thể gây viêm đại tràng và viêm da, thông qua việc tiêu hủy các chủng vi khuẩn bình thường của ruột.

Ngoài ra, cần lưu ý khi dùng thuốc tân dược hoặc thảo dược nếu dùng chung với tỏi có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc hoặc thảo dược (tăng giảm tác dụng) như: Thuốc trị nấm (Nizoral), thuốc tránh thai, thuốc trị dị ứng, thuốc làm loãng máu (Ginkgo, sâm nhung, angelica…)

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Dậy người dân tự chữa bệnh, bác sĩ được tấn phong Tiến sĩ danh dự AIU

Bác sĩ Dư Quang Châu được tấn phong Tiến sĩ danh dự AIU

Với nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, đưa các phương pháp chữa bệnh thiết thực cho người dân trong nước và quốc tế, BS Dư Quang Châu được Trường Đại học Quốc tế Mỹ tấn phong Tiến sĩ.
back to top