Cẩn thận mắc bệnh nặng vì uống thuốc bổ

(khoahocdoisong.vn) - Một số người có thói quen uống vitamin thường xuyên vì cho rằng đây là thuốc bổ. Tuy nhiên, dùng không đúng cách, vitamin cũng có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong.

Ốm thêm vì thuốc bổ

Bà Đỗ Phương Anh (55 tuổi, ở Hà Nội), tự dưng thấy da khô, môi khô nứt, viêm lưỡi, nôn mửa, vàng da, đau bụng... đi khám bác sĩ kết luận xơ gan, suy thận. Nguyên nhân là do gần đây bà thấy mắt nhìn mờ nên uống dầu cá, vitamin A, nào ngờ bị ngộ độc.

ThS Lê Quốc Thịnh, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện T.Ư 71 Thanh Hóa cho biết, thói quen bổ sung vitamin, khoáng chất gặp ở hầu hết các lứa tuổi của người Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ, người già và trẻ nhỏ. Họ tùy tiện sử dụng thuốc theo quảng cáo, mách bảo... vì coi đó là thuốc bổ mà không biết nó có thể gây tác hại khôn lường.

Thông thường, thuốc bổ là các loại vitamin, các khoáng chất axit amin tổng hợp, có tác dụng giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, tăng sức đề kháng và trẻ hóa các tế bào... nhưng tùy người, tùy bệnh mới dùng loại nào, liều lượng bao nhiêu cho phù hợp, dùng không đúng đối tượng hay quá liều sẽ gây tác dụng xấu. 

 Chẳng hạn, dùng quá liều vitamin A, 100.000 đơn vị quốc tế (IU) gây ngộ độc cấp tính, da bong vảy, khô ngứa, rụng tóc, nhức đầu, nôn mửa.  Ngộ độc mạn tính khi dùng 50.000 IU/ngày liên tục trong nhiều tháng sẽ dẫn tới hói đầu, tăng canxi máu, tăng lipid máu, tổn thương tế bào gan, xơ gan với tăng áp lực tĩnh mạch cửa, phì đại hạch bạch huyết, vô kinh, phù gai thị, tiêu xương... Quá liều vitamin C gây tiêu chảy, buồn nôn, ngứa ngáy, tiểu gắt, sỏi thận...;

 Vitamin D gây sụt cân, mệt mỏi, tiểu nhiều, táo bón hoặc tiêu chảy, dùng liều cao gây tăng nồng độ canxi máu, tăng lắng đọng canxi, gây sỏi thận, sỏi thận... Trẻ dùng quá nhiều vitamin D để tăng chiều cao có thể gây cốt hóa xương sớm.

Vitamin E  gây mắt mờ, viêm loét niêm mạc miệng, nứt lưỡi, viêm thanh quản. Phụ nữ có thể bị rong kinh, cường kinh hoặc tắt kinh...; Vitamin B1 gây đau đầu, mệt mỏi, tê thần kinh bắp thịt, tim đập nhanh, phù nề; Vitamin B12 gây chuột rút, khiến thai nhi kém phát triển... Đặc biệt, viên sắt có thể gây đau khớp, nhịp tim bất thường, mắc bệnh tiểu đường, vô sinh và giảm thị lực...

Các chế phẩm vitamin chỉ dùng trong điều trị

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, vitamin thực ra là một chất dẫn chuyền làm tăng coenzim giúp chuyển hoá các tế bào của cơ thể. Con người chỉ cần vitamin ở khối lượng đủ và vừa đủ còn nếu thừa, ví dụ thừa canxi sẽ gây sỏi đường tiết niệu, thừa viamin A gây vàng da. Protein là chất chính để tổng hợp nên axit amin để bù đắp cho quá trình phát triển của cơ thể, nhưng  dư thừa sẽ gây béo phì, tăng cholesterol, gây  rối loại chuyển hoá axit uric…  Cách bổ sung tốt nhất là bằng vitamin tự nhiên: Rau và quả tươi chứ không phải là thuốc hay thực phẩm dinh dưỡng. Nên nhớ các chế phẩm vitamin uống chỉ nên dùng trong điều trị chứ không phải là nguồn bổ sung tốt nhất. Trường hợp cần thiết phải bổ sung, cũng chỉ ở mức từ 30 – 50%, còn lại là phải có trong chế độ ăn.

Các chuyên gia đều khuyên, thuốc bổ như con dao hai lưỡi, dùng đúng thì có tác dụng, dùng sai sẽ gây hại, thậm chí tử vong, nhất là ở người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai. Vì vậy, tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc bổ. Chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Nhật Hà

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top