Cách tránh dùng phải thuốc giả

Với kỹ thuật công nghệ sản xuất tinh vi, hiện đại, việc phát hiện thuốc giả hiện nay là một thách thức rất lớn đối với cộng đồng, kể cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân.

Việc dùng thuốc mà thấy sức khỏe xấu đi mà không giải thích được cần nghĩ đến thuốc giả.

Hoặc nếu người dùng thuốc thấy thuốc có mùi vị hay nhìn có vẻ dáng khác biệt, hoặc nếu viên thuốc bị vỡ hoặc nứt bất thường, hoặc nếu bệnh nhân cảm thấy nóng ở chỗ chích thuốc tiêm… thì có thể nghi ngờ là thuốc giả.

Khi có bất thường về bao gói hoặc nhãn mác nên được báo cho Cục Quản lý Dược hay nhà sản xuất thuốc đó ngay lập tức.

Khó phân biệt thuốc thật, thuốc giả

Khó phân biệt thuốc thật, thuốc giả

Tránh việc dùng thuốc giả bằng cách:

- Chỉ mua thuốc tại nhà thuốc, nếu là nhà thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP) càng tốt. Tuyệt đối không mua thuốc trôi nổi, bán kiểu trao tay, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

- Khi mua thuốc cần quan sát kỹ. Nếu là loại thuốc đã quen dùng, cần xem kỹ bao bì, dạng bào chế (dạng viên nén, viên nang…), mùi vị thuốc khi uống.

- Nếu có sự nghi ngờ như bao bì đóng gói kém chất lượng, nhãn mác kém thẩm mỹ hơn so với trước đây, viên thuốc có sự khác biệt với thuốc quen dùng, mùi vị thuốc uống không như trước… có nguy cơ rất lớn là thuốc giả. Lúc này không nên dùng thuốc mà nên đem đến nhà thuốc hỏi xem thực giả như thế nào.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top