Cách phòng tái phát loét miệng

(khoahocdoisong.vn) - Tổn thương loét miệng kéo dài trên 3 tuần thì nên tái khám vì ung thư miệng tuy rất ít gặp so với các viêm loét miệng áp tơ rất phổ biến nhưng vẫn cần được xác định sớm mới hy vọng điều trị có hiệu quả.

Hỏi: Tôi 67 tuổi, thường xuyên loét miệng vài hôm khỏi rồi lại tái phát. Xin hỏi, có cách não để tránh bị bệnh này không?

Trần Minh Hòa (Hà Nội)

BS Lê Quang Hồng, Nguyên giám đốc Bệnh viện Bưu điện: Bạn nên khám chuyên khoa Tai Mũi Họng hoặc Răng Hàm Mặt nhằm  tầm soát nguyên nhân nếu có thể được để qua đó có kế hoạch điều trị thích ứng với điều kiên bệnh tật cụ thể  của bản thân mình. Trường hợp, mặc dù có điều trị và áp dụng nghiêm chỉnh các biện pháp dự phòng tái phát, nhưng tổn thương loét vẫn kéo dài sự tồn tại trên 3 tuần lễ thì nên tái khám vì ung thư miệng tuy rất ít gặp so với các viêm loét miệng áp tơ rất phổ biến nhưng vẫn cần được xác định sớm mới hy vọng điều trị có hiệu quả.

 Để ngăn ngừa bệnh tái phát cần chú ý: Tránh để cơ thể rơi vào tình trạng quá mệt mỏi, căng thẳng, Tránh ăn các loại trái cây sấy khô và các trái có vị chua, các thực phẩm có gia vị chua, cay; Kiểm tra xem cơ thể có bị thiếu hụt chất sắt và vitamin B12 không; Giữ tốt vệ sinh răng miệng hằng ngày (dùng bàn chải mềm, thuốc sát trùng miệng (Oral B);

Tránh nói nhiều khi ăn và  nên nhai chậm dể không vô ý gây tổn thương niêm mạc miệng; Chú ý lấy cao răng….; Trường hợp đang mang răng giả, nên kiểm tra xem có hiện tượng cọ sát gây tổn thương niêm mạc miệng, lợi do hàm giả không khớp chăng?; Điều trị bệnh răng miệng và các bệnh lý mũi xoang và họng nếu có.

Theo Đời sống
12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thành công cho trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ. Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi nhất từng được phẫu thuật điều trị tại bệnh viện.
back to top