Cách dùng ba kích ngâm rượu chữa bệnh

(khoahocdoisong.vn) - Ba kích là loại cây thân thảo, dây leo, có thể sống lâu năm. Dân gian thường ngâm rượu ba kích. Tuy nhiên cũng cần lưu ý.

Hỏi: Xin hỏi ba kích có mấy loại, loại nào tốt. Cách dùng ngâm rượu như thế nào?

Nguyễn Văn Sinh (Hải Dương)

PGS.TS Đoàn Minh Thụy, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam: Có hai loại ba kích trong tự nhiên là ba kích tím và ba kích trắng.

Ba kích tím: Màu củ có màu vàng sậm, phần thịt bên trong có màu hanh tím. Khi ngâm rượu làm cho màu rượu chuyển thành tím sậm.

Ba kích trắng: Củ có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong màu trắng trong, không có sắc tím. Khi ngâm, rượu chuyển màu tím nhạt. Trong tự nhiên 80-90% cây ba kích là loại ba kích trắng còn lại là ba kích tím, chưa có tài liệu nào chứng minh là ba kích trắng không tốt bằng ba kích tím.

Hiện nay, do tác dụng làm thuốc, ba kích trong tự nhiên rất hiếm vì đã bị khai thác triệt để. Ba kích được trồng hiện nay chủ yếu là ba kích tím.

Trong Đông y, ba kích thường được phối hợp với các vị thuốc khác để ngâm rượu hoặc sắc uống tùy bệnh mà thầy thuốc sẽ bắt mạch và kê đơn cho phù hợp.

Kiêng kỵ: Đối với bệnh nhân âm hư hỏa vượng, đại tiện táo kết không nên dùng ba kích.

Ba kích dùng để ngâm rượu: Đây là cách được áp dụng trong dân gian từ trước tới nay. Rượu ba kích được coi là một loại xuân dược. Rượu ba kích có tác dụng tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới, bổ sung các loại khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, trị bệnh yếu sinh lý. Nên ngâm ba kích với rượu có nồng độ cao trên 40 độ C, với nồng độ này các tinh chất trong ba kích sẽ được chiết xuất tối đa.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top