Khí metan rất dồi dào và hiệu ứng nóng lên của nó mạnh hơn 30 lần so với carbon dioxide. Phần lớn khí metan được sản sinh tự nhiên trên Trái Đất là do vi sinh vật tạo ra, và phần lớn trong số đó nằm trong đại dương. Theo nghiên cứu mới nhất được công bố trên Tạp chí Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, rất nhiều cộng đồng vi sinh vật dưới đáy đại dương “tiêu thụ” phần lớn lượng metan bị “nhốt” trong các hệ sinh thái biển. Nếu không có những vi khuẩn này, các nhà khoa học phỏng đoán bầu khí quyển của Trái Đất sẽ chứa nhiều khí metan hơn - khiến nó thậm chí còn ấm hơn so với hiện tại.
Khảo sát các cộng đồng vi sinh vật cho thấy nhóm sinh sống trên đá carbonat tiêu thụ khí metan cao nhất, hơn 50 lần so với vi sinh vật trong trầm tích.
Đây là kết quả đáng kinh ngạc. Các nhà nghiên cứu cố gắng tái tạo sự đa dạng của các môi trường đáy biển trong phòng thí nghiệm và hiện đang nghiên cứu cách vi sinh vật chuyển hóa metan trong các điều kiện khác nhau.