<div> <p>Trước diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng nhanh về người nhiễm và thiệt mạng bởi dịch viêm phổi cấp do chủng mới virus corona (nCoV) tại Trung Quốc, tối 21/1, Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (PHEOC - Bộ Y tế) họp đánh giá tình hình dịch bệnh, triển khai phòng chống dịch dịp Tết Nguyên đán Canh Tý.</p> <p>PHEOC dẫn thông báo của WHO tính đến ngày 21/1 cho biết Trung Quốc ghi nhận 291 trường hợp mắc (trong đó 15 người là nhân viên y tế mắc bệnh), 5 trường hợp thiệt mạng (các trường hợp này đều có bệnh nền mạn tính).</p> <p>Ngoài tỉnh Hồ Bắc, một số tỉnh, thành phố tại Trung Quốc cũng ghi nhận trường hợp bệnh (Thượng Hải, Quảng Đông, Bắc Kinh, Thâm Quyến).</p> <p>Một số nước cũng ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập như Thái Lan (2 người), Nhật Bản (1 người), Hàn Quốc (1 người), Mỹ.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Bo Y te lo ngai virus la tu Vu Han lan sang Viet Nam dip Tet hinh anh 1 bo_y_te_hop_khan_2978781_2112020.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/01/01/bo_y_te_hop_khan_2978781_2112020.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Bộ Y tế họp đánh giá tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona (nCoV) mới. Ảnh:<em> Bộ Y tế.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>WHO nhận định bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV có khả năng lây truyền hạn chế từ người sang người. Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính diễn biến phức tạp tại Trung Quốc và có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam, thời gian qua Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với WHO cập nhật tình hình dịch bệnh. Đồng thời, triển khai kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm phổi cấp theo các tình huống dịch.</p> <p>Bộ cũng kích hoạt toàn bộ hệ thống giám sát, điều trị để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập vào nước ta.</p> <p>Bộ Y tế rà soát cập nhật, ban hành hướng dẫn giám sát và phòng chống, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona và các địa phương đang triển khai áp dụng các hướng dẫn tới tất cả cơ sở y tế.</p> <p>Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước và quốc tế, dù Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh, song các biện pháp đáp ứng chủ động hiện nay của nước ta là phù hợp với tình hình dịch bệnh và phù hợp với các khuyến nghị của WHO.</p> <p>Tuy nhiên, nguy cơ bệnh xâm nhập vào Việt Nam là hoàn toàn có thể do giao lưu đi lại, thương mại, du lịch tăng đột biến trong dịp Tết, cũng như khả năng lây lan từ người sang người của tác nhân gây bệnh.</p> <p>Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc và Việt Nam để kịp thời nâng mức đáp ứng theo tình huống 2 (xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam); truyền thông mạnh mẽ về tình hình dịch bệnh tới người dân tại cộng đồng và sẵn sàng cung cấp các tài liệu truyền thông về dịch bệnh cho các hành khách nhập cảnh;</p> <p>Đồng thời, cơ quan này đang giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại cửa khẩu, cơ sở y tế, cộng đồng; sẵn sàng công tác thu dung, cấp cứu, điều trị, phòng chống nhiễm khuẩn tại các bệnh viện. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán, các đơn vị y tế tổ chức thường trực chống dịch, không để bị động khi dịch bệnh xâm nhập vào nước ta.</p> <div> <p>Để chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV phù hợp với diễn biến tình hình dịch, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:</p> <p>1. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.</p> <p>2. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.</p> <p>3. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.</p> <p>4. Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc các tỉnh/ thành phố khác của Trung Quốc đang có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.</p> <p>5. Khi phát hiện dịch bệnh cần thông tin, cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để giám sát, xử lý, ứng phó với dịch bệnh không để dịch bùng phát, lây lan.</p> </div> <section class="section article-news-coverage" id="article-news-coverage"> <header class="section-title"> <h3> </h3> </header> </section> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Bộ Y tế lo ngại virus lạ từ Vũ Hán lan sang Việt Nam dịp Tết
Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc và Việt Nam để kịp thời nâng mức đáp ứng.
Bé 6 tháng tuổi mắc não mô cầu, dấu hiệu nào cảnh báo bệnh ở trẻ?
Bé trai khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao, nôn trớ, phát ban dạng chấm li ti toàn thân. Trẻ nhập Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng thóp phồng, xét nghiệm PCR đa mồi dịch não tủy cho kết quả dương tính với não mô cầu.
Bé gái 11 tháng tuổi bị sốc mất nước, nguy kịch do... tiêu chảy cấp
Sốc mất nước do tiêu chảy và nôn ói là biến chứng nặng, có thể gây tổn thương đa cơ quan và thậm chí dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.
Cắt bỏ khối bướu tuyến giáp bị "bỏ quên" 40 năm cho cụ bà 81 tuổi
Phát hiện bướu tuyến giáp hơn 40 năm nhưng cụ bà 81 tuổi (Bình Định) không điều trị, gần đây, bướu chèn ép gây cảm giác khó chịu, khó thở, nuốt nghẹn.
Mới 34 tuổi đã bị ung thư “gõ cửa” tới hai lần
Một người bị mắc 2 loại ung thư cùng lúc có thể xảy ra. Xác suất cao hơn nếu một trong hai là dạng ung thư phổ biến. Có những người mắc 2 loại ung thư không phải do di truyền hay di căn...
Các biến chứng nguy hiểm người bị mỡ máu cao cần chú ý
80% người bị đột quỵ, gan nhiễm mỡ đều bắt nguồn từ mỡ máu cao. Các biến chứng nguy hiểm của người bị mỡ máu cao cần chú ý.
Người phụ nữ 53 tuổi sốc phản vệ sau khi uống thuốc
Sốc phản vệ thường xảy ra bất ngờ và có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nặng nhanh và có thể tử vong nên cần biết cách xử lý kịp thời.
Lọc máu liên tục, cứu bệnh nhân viêm tụy cấp do máu trắng như mỡ
Viêm tụy cấp do tăng mỡ máu thường nặng hơn và đe dọa tính mạng bệnh nhân hơn so với các nguyên nhân khác. Lọc máu liên tục là phương pháp mới hạn chế được nhược điểm của phương pháp thay huyết tương.
Cô gái 28 tuổi bất ngờ phát hiện mắc lao phổi, chuyên gia cảnh báo gì?
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới. Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
Giải phóng hơn 100 con giun trong ruột bé trai 2 tuổi
Trẻ khi bị giun đũa ký sinh sẽ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đang dọn vườn, người đàn ông bị cành cây đâm xuyên góc hàm vào tận cổ
Trong lúc dọn vườn, người đàn ông 65 tuổi bị trượt chân ngã vào gốc cây cảnh và 1 cành cây đâm vào vùng góc hàm vào tận cổ với kích thước dài khoảng 5 cm.
Đi ngoài liên tục, sút cân… đi khám bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng rất nguy hiểm, nằm trong top 10 bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới và đứng thứ 4 trong danh sách nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chỉ sau ung thư phổi, dạ dày và gan.