<div> <div class="article-photo"><img alt="Bo Y te: Ba ly do khien Viet Nam chua ap dung ho chieu vaccine hinh anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/04/16/cdnimg-vietnamplus-vn_ong_dang_quang_tan.jpg" title="Bộ Y tế: Ba lý do khiến Việt Nam chưa áp dụng hộ chiếu vaccine hình ảnh 1" /><span><span><strong>Ông Đặng Quang Tấn</strong></span> - Cục trưởng Y tế dự phòng. (Ảnh: PV/Vietnam+)</span></div> <p>Hiện nay, tốc độ lây lan của <span><strong>dịch COVID-19</strong></span> trên thế giới vẫn rất nhanh. Trung bình hàng ngày, thế giới ghi nhận 600.000-700.000 ca mắc mới, 1.000-2.000 ca tử vong.</p> <p>Ông Đặng Quang Tấn - Cục trưởng Y tế Dự phòng cho biết Việt Nam đang nghiên cứu, xem xét thử nghiệm hộ chiếu vaccine tại các khu du lịch hoặc một số sân golf.</p> <p><strong>WHO chưa có khuyến cáo áp dụng hộ chiếu vaccine</strong></p> <p>Đến nay, Việt Nam đã 22 ngày không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, tuy nhiên tình hình dịch bệnh lại đang diễn biến phức tạp tại khu vực Đông Nam Á. Một số quốc gia như Thái Lan xuất hiện đợt bùng phát dịch mới, liên quan đến hoạt động tập trung đông người như tại quán bar, quán rượu từ thủ đô Bangkok lây lan ra nhiều tỉnh...</p> <p><strong><span>[Sẽ thu hồi vaccine của COVAX nếu địa phương nào không tổ chức tiêm]</span></strong></p> <p>Trước tình hình đó, Cục trưởng Y tế Dự phòng cho biết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế với vai trò là cơ quan chuyên môn đang làm việc các bộ, ngành để đưa ra phương án triển khai hộ chiếu vaccine tại Việt Nam.</p> <p>“Chúng tôi đang nghiên cứu các quốc gia trên thế giới áp dụng như thế nào để đưa ra một số mô hình, thử nghiệm tại các khu vực nhỏ như sân golf hoặc khu du lịch nhỏ,” ông Tấn cho hay.</p> <p>Hộ chiếu vaccine là giấy chứng nhận cho một người đã tiêm đủ số mũi vaccine theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc theo cơ quan quản lý nhà nước. Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa có khuyến cáo áp dụng hộ chiếu vaccine. Trên thế giới hiện mới chỉ có Singapore đang thí điểm trên phạm vi rất hẹp, vừa tham khảo, vừa thăm dò.</p> <p>Ông Tấn phân tích, có 3 lý do khiến Việt Nam và các nước chưa áp dụng hộ chiếu vaccine: Thứ nhất, tiêm vaccine chỉ có tác dụng làm giảm, hạn chế tỷ lệ trầm trọng của bệnh khi mắc COVID-19.</p> <p>Thứ hai, mỗi quốc gia sử dụng các loại vaccine ngừa COVID-19 khác nhau như AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sputnik V, Sinovac… với hiệu quả bảo vệ khác nhau, có loại cao, loại thấp.</p> <p>Thứ ba, việc áp dụng <span><strong>hộ chiếu vaccine</strong></span> tùy theo miễn dịch cộng đồng. Rất nhiều quốc gia có tỷ lệ mắc COVID-19 cao hoặc tiêm phòng diện rộng sẽ có miễn dịch cộng đồng cao.</p> <p>Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia “sạch” do kiểm soát tốt dịch và hiện tỷ lệ tiêm vaccine của Việt Nam chưa đạt yêu cầu. Vì vậy, miễn dịch cộng đồng của người dân Việt Nam thời điểm hiện tại là gần như chưa có. Vì vậy, nếu triển khai hộ chiếu vaccine, không quản lý chặt có thể làm lây nhiễm dịch ra cộng đồng, nguy cơ không kiểm soát được.</p> <p><strong>Cần nghiên cứu các mô hình và thử nghiệm</strong></p> <p>Tại Việt Nam đã có 22 ngày không có ca nhiễm tại cộng đồng và cuộc sống gần như trở lại bình thường. Đây là những nỗ lực rất lớn của bộ, ban, ngành và các địa phương trong triển khai biện pháp phòng, chống dịch.</p> <p>Thành công chiến thắng đợt dịch thứ 3 tại Hải Dương, theo Bộ Y tế, là bài học lớn thể hiện sự lãnh đạo của Đảng rất sát sao, mạnh mẽ; là việc huy động toàn bộ hệ thống chính trị và các bộ, ban, ngành, người dân vào cuộc triển khai phương châm bốn tại chỗ, chống dịch như chống giặc...</p> <p>Liên quan đến việc áp dụng hộ chiếu vaccine, Cục trưởng Y tế dự phòng cho biết Bộ Y tế cùng nhiều cơ quan đến nay vẫn đang xây dựng các phương án, xem xét triển khai áp dụng với quốc gia nào, áp dụng đa phương, song phương hay đồng thuận giữa các nước, áp dụng với vaccine nào và cách đi lại ra sao.</p> <p>Bước đầu Bộ Y tế thống nhất, những người được tiêm vaccine đủ theo khuyến cáo nhà sản xuất, nhà chuyên môn có thể được giảm thời gian cách ly. Tuy nhiên đây mới chỉ là đề xuất, vẫn phải chờ quyết định của lãnh đạo Bộ Y tế hoặc Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19.</p> <p>Theo ông Tấn, hiện một số địa phương như Quảng Nam, Phú Quốc đang đề xuất cho thí điểm áp dụng hộ chiếu vaccine với khách lưu trú ngắn ngày, chỉ chơi golf, nghỉ dưỡng không di chuyển. Có thể đây cũng là mô hình cần thử nghiệm nhưng phải quản lý nghiêm ngặt người đến, đòi hỏi chính quyền địa phương, công an, cơ quan chủ quản phải quản lý rất chặt chẽ...</p> <p>Ông Tấn cho hay việc triển khai hộ chiếu vaccine có thể không đợi hướng dẫn chính thức của <span><strong>WHO</strong></span> nhưng còn phải tham khảo nhiều, bởi thực tế cho thấy vừa qua có rất nhiều trường hợp khi vào khu cách ly, xét nghiệm lần 1 âm tính nhưng vài ngày sau xét nghiệm lại dương tính. Do vậy, nếu không quản lý chặt, những người này ra cộng đồng thì nguy cơ lây lan dịch ra ngoài là hiện hữu./.</p> <div class="cms-author"> </div> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Bộ Y tế: Ba lý do khiến Việt Nam chưa áp dụng hộ chiếu vaccine
Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng chưa có khuyến cáo áp dụng hộ chiếu vaccine. Trên thế giới mới chỉ có Singapore đang thí điểm trên phạm vi rất hẹp, vừa tham khảo, vừa thăm dò...
Thói quen xấu gây đau lưng, cổ vai gáy nhiều người mắc phải
Ngày nay, nhiều người thường xem nhẹ các triệu chứng đau lưng hay cổ vai gáy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không chỉ là cơn đau tạm thời mà có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng.
Coi thường mụn nhọt... biến chứng nguy hiểm
Trường hợp nhẹ, mụn nhọt có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không xử lý cẩn thận, mụn nhọt phát triển thành cụm gây các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu.
Đau đầu vận mạch tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ não
Đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) là một trong những nguyên nhân gây đau đầu thường gặp nhất có nguồn gốc rối loạn nguyên phát ở não, có thể gây biến chứng thần kinh nguy hiểm tính mạng như liệt nửa người, nhồi máu não, co giật...
Day huyệt hạ huyết áp
Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
Địa chỉ vàng: Thực phẩm chức năng hỗ trợ đau đầu
Để xử trí cơn đau đầu có nhiều phương pháp. Trong trường hợp đặc biệt hoặc chế độ ăn không đủ để bổ sung vitamin và khoáng chất, có thể cân nhắc sử dụng chất bổ sung để giảm đau đầu.
Uống trà xanh thêm vài lát gừng có tác dụng gì?
Trà xanh cho thêm vài lát gừng có thể làm sạch phổi, giảm đau lưng, tốt cho thận được chuyên gia khuyên dùng mỗi ngày, bởi hàm lượng dưỡng chất và khả năng chống oxy hóa cao...
Giác hơi giảm căng thẳng, người phụ nữ bị bỏng nặng
Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm căng thẳng, người phụ nữ 54 tuổi (Long An), gặp phải sự cố cồn đổ vào người, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
Người đàn ông bị xương cá 5cm đâm thủng hành tá tràng
Mọi người nên cẩn thận trong quá trình ăn uống, đặc biệt là với thực phẩm động vật có xương như thịt, cá. Bất cứ trường hợp đau bụng bất thường nào, người bệnh nên đến bệnh viện cấp cứu.
Rối loạn tâm thần do... hút thuốc lá điện tử pha cần sa
Việc sử dụng thuốc lá điện tử có thể gây các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần cho người sử dụng, có thể dẫn đến tử vong.
Tập thể thao cường độ cao, người đàn ông bị nhồi máu cơ tim
Vừa qua, các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
Cách dùng cây cúc dại chữa bệnh an toàn
Cây xuyến chi (Bidens pilosa), hay còn gọi là cúc dại, cây mọc hoang dại ở nhiều nơi và phát tán mạnh. Khi sử dụng cúc dại nấu ăn hoặc chữa bệnh cần chú ý để đảm bảo an toàn.