Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam phải có tư duy vượt lên, không đi theo

Việt Nam nhất thiết cần có được tư duy đột phá, quyết tâm và táo bạo, dám nghĩ, dám làm; Phải có tư duy vượt lên trước chứ nhất quyết không chịu đi theo, đi sau", Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

<div> <p>Ph&aacute;t biểu tại Diễn đ&agrave;n thường ni&ecirc;n về &quot;Cải c&aacute;ch v&agrave; Ph&aacute;t triển Việt Nam 2020 với chủ đề: Việt Nam - H&agrave;nh động để phục hồi tăng trưởng nhanh theo hướng bền vững v&agrave; bao tr&ugrave;m trong bối cảnh đại dịch Covid-19&quot;&nbsp; diễn ra tại H&agrave; Nội s&aacute;ng nay (29/9), Bộ trưởng Bộ KH&amp;ĐT Nguyễn Ch&iacute; Dũng nh&igrave;n nhận Việt Nam, từ một quốc gia k&eacute;m ph&aacute;t triển, bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh, tỷ lệ đ&oacute;i ngh&egrave;o cao, đ&atilde; vươn l&ecirc;n mạnh mẽ v&agrave; trở th&agrave;nh nước thu nhập trung b&igrave;nh (thấp) v&agrave;o năm 2010.</p> <figure class="image align-center" contenteditable="false"><img alt="Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam phải có tư duy vượt lên, không đi theo - 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/09/29/icdn-dantri-com-vn_bo-truong-dung-1601354760732.jpeg" title="Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam phải có tư duy vượt lên, không đi theo - 1" /> <figcaption> <p><em>&Ocirc;ng Nguyễn Ch&iacute; Dũng, Bộ trưởng, Bộ Kế hoạch v&agrave; Đầu tư tại Diễn đ&agrave;n thường ni&ecirc;n về Cải c&aacute;ch v&agrave; Ph&aacute;t triển Việt Nam 2020</em></p> </figcaption> </figure> <p>&quot;Quy m&ocirc; nền kinh tế hiện nay đ&atilde; tăng hơn 40 lần so với năm 1990. Thu nhập b&igrave;nh qu&acirc;n đầu người đ&atilde; tăng từ khoảng 100 USD trước năm 1990 l&ecirc;n gần 2.800 USD. Chất lượng cuộc sống của nh&acirc;n d&acirc;n ng&agrave;y c&agrave;ng được cải thiện r&otilde; rệt&quot;, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch v&agrave; Đầu tư n&oacute;i.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, theo Bộ trưởng, những th&agrave;nh tựu tr&ecirc;n đang bị đe dọa bởi th&aacute;ch thức lớn đến từ đại dịch Covid -19. Đại dịch đ&atilde; ảnh hưởng tới tất cả c&aacute;c ng&agrave;nh lĩnh vực, đặc biệt tới ng&agrave;nh dịch vụ, vận tải, du lịch, ăn uống, lưu tr&uacute;... Nhiều doanh nghiệp đ&atilde; buộc phải thu hẹp quy m&ocirc; sản xuất hoặc tạm ngừng hoạt động; h&agrave;ng loạt lao động bị mất, thiếu việc l&agrave;m, thu nhập bị giảm s&acirc;u, g&acirc;y kh&oacute; khăn cho việc bảo đảm an sinh, ổn định x&atilde; hội.</p> <p>B&ecirc;n cạnh đ&oacute;, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những hạn chế, yếu k&eacute;m nội tại của một nền kinh tế đang ph&aacute;t triển với mức thu nhập trung b&igrave;nh thấp, tăng trưởng phụ thuộc nhiều v&agrave;o vốn, lao động gi&aacute; rẻ v&agrave; khu vực đầu tư nước ngo&agrave;i. Do đ&oacute;, trong trung v&agrave; d&agrave;i hạn, vượt qua bẫy thu nhập trung b&igrave;nh, thu hẹp khoảng c&aacute;ch ph&aacute;t triển với c&aacute;c quốc gia kh&aacute;c, giải quyết c&aacute;c th&aacute;ch thức m&ocirc;i trường, x&acirc;y dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ... l&agrave; những nhiệm vụ lớn đặt ra cho Việt Nam.</p> <p>Trong ngắn hạn, Việt Nam cần nhanh ch&oacute;ng phục hồi tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh x&atilde; hội, tận dụng hiệu quả c&aacute;c cơ hội ph&aacute;t triển xuất hiện từ khi xảy ra đại dịch Covid -19.</p> <p>Để ứng ph&oacute; với những kh&oacute; khăn, th&aacute;ch thức tr&ecirc;n, Bộ trưởng Bộ KH&amp;ĐT cho rằng, Việt Nam cần tận dụng tối đa những lợi thế, nhận diện r&otilde; r&agrave;ng c&aacute;c cơ hội đang c&oacute;.</p> <p>Từ g&oacute;c độ của Việt Nam cũng như đ&aacute;nh gi&aacute; của giới ph&acirc;n t&iacute;ch quốc tế, Bộ KH&amp;ĐT nhận thấy, Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng để chuyển m&igrave;nh ph&aacute;t triển nhanh v&agrave; bền vững.</p> <p>&quot;Tiềm năng đất nước, bối cảnh ph&aacute;t triển mới, đặc biệt l&agrave; bối cảnh &ldquo;hậu Covid-19&rdquo; v&agrave; cuộc C&aacute;ch mạng c&ocirc;ng nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang tạo ra cơ hội thuận lợi để t&aacute;i cơ cấu, chuyển đổi số, chuyển đổi m&ocirc; h&igrave;nh hướng tới tăng trưởng nhanh, bền vững v&agrave; bao tr&ugrave;m&quot;, người đứng đầu ng&agrave;nh Kế hoạch v&agrave; Đầu tư nh&igrave;n nhận.</p> <p>Theo Bộ trưởng Dũng, với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA v&agrave; CPTPP, Việt Nam đang c&oacute; cơ hội lớn để hội nhập, tham gia s&acirc;u hơn v&agrave;o mạng sản xuất thế giới, lựa chọn c&aacute;c dự &aacute;n FDI c&oacute; chất lượng để tiến l&ecirc;n c&aacute;c nấc thang cao hơn trong c&aacute;c chuỗi gi&aacute; trị to&agrave;n cầu.</p> <p>&quot;Cơ hội t&aacute;i cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi số cũng đang rộng mở, đặc biệt khi kinh tế kh&ocirc;ng tiếp x&uacute;c, thương mại điện tử của Việt Nam đ&atilde; tạo được những bước ph&aacute;t triển nhanh trong đại dịch&quot;, Bộ trưởng KH&amp;ĐT n&oacute;i.</p> <p>Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh: Việt Nam phải chủ động đưa ra đường hướng chiến lược, c&aacute;c quyết s&aacute;ch cho tương lai ph&aacute;t triển của đất nước. Đặc biệt, để khắc phục tồn tại, kh&oacute; khăn v&agrave; tận dụng được những tiềm năng v&agrave; cơ hội đề cập ở tr&ecirc;n, ch&uacute;ng ta nhất thiết cần c&oacute; được tư duy đột ph&aacute;, quyết t&acirc;m v&agrave; t&aacute;o bạo, d&aacute;m nghĩ, d&aacute;m l&agrave;m; phải c&oacute; tư duy vượt l&ecirc;n trước chứ nhất quyết kh&ocirc;ng chịu đi theo, đi sau.</p> <p>Chỉ khi đ&oacute;, ch&uacute;ng ta mới c&oacute; thể nắm chặt lấy c&aacute;c cơ hội, bắt kịp, tiến c&ugrave;ng sự ph&aacute;t triển của thế giới. Ngược lại, nếu kh&ocirc;ng nhanh ch&oacute;ng tận dụng thời cơ v&agrave; đổi mới tư duy, th&igrave; nguy cơ tụt hậu, khoảng c&aacute;ch ph&aacute;t triển của Việt Nam với c&aacute;c quốc gia sẽ ng&agrave;y c&agrave;ng lớn hơn&quot;, &ocirc;ng Dũng nhấn mạnh.</p> <p>&nbsp;</p> </div>

Theo dantri.com.vn
back to top