Bổ sung axit folic cho bà mẹ mang thai

(khoahocdoisong.vn) - Mỗi phụ nữ mang thai đều có nguy cơ tiềm ẩn sinh ra những em bé bị nứt đốt sống, cho dù họ bao nhiêu tuổi, con so (lần đầu) hay con dạ (từ lần hai) mặc dù lần mang thai trước đó bà mẹ đã sinh ra đứa trẻ khỏe mạnh. Một số trường hợp phụ nữ cần phải bổ sung acid folic theo chỉ định của nhân viên y tế.

Hỏi: Tôi nghe nói phụ nữ mang thai cần phải bổ sung axit folic. Xin hỏi, cách bổ sung thế nào là tốt nhất?

Vũ Thị Mai (Lai Châu)

 ThS. BS Nguyễn Tiến Tuấn (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng): Phụ nữ cần bổ sung axit folic khi ăn uống kém, bị sụt cân, khẩu phần ăn không cân đối, thiếu vi chất dinh dưỡng, có giai đoạn phụ nữ không ăn được do mệt mỏi, chán ăn hay lo lắng nhiều; Phụ nữ mới sẩy thai, hay thai chết lưu; Làm việc vất vả hoặc bị căng thẳng thần kinh; Phụ nữ đẻ dày, đẻ nhiều, có thể để lại hậu quả tình trạng dinh dưỡng kém và cần cung cấp đủ axit folic trước khi mang thai. Phụ nữ có  tiền sử sinh con khiếm khuyết ống thần kinh; Phụ nữ nghiện cà phê, rượu hay thuốc lá.

Ǎn uống hợp lý, đa dạng các loại thực phẩm là biện pháp phòng chống thiếu vi chất tốt nhất. Để phòng thiếu axit folic và sắt, nên ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, gan, các loại rau có màu xanh thẫm như hoa lơ xanh, các loại đậu, ngũ cốc. Để tǎng quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt, cần tǎng cường vitamin C, nên cần ǎn đủ rau xanh và hoa quả chín.

Bổ sung sắt, acid folic bằng đường uống: Phụ nữ có thai cần uống bổ sung viên sắt/axit folic 1 viên/ngày (60 mg sắt nguyên tố và 400 mcg axit folic) từ khi phát hiện có thai đến sau khi sinh một tháng. Để tránh tác dụng phụ (như buồn nôn, táo bón..) của viên sắt nên uống sau bữa ăn 1-2 giờ, sắt hấp thu tốt khi  trong khẩu phần ăn sử dụng những thực phẩm có nhiều vitamin C. Không uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất tanin trong chè, cà phê sẽ giảm hấp thu sắt.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top