Biểu hiện “quỷ ám” sau khi uống thuốc Tamiflu

Sau khi uống thuốc Tamiflu trị cúm, Lindsay Ellis (Mỹ) xuất hiện triệu chứng như bị quỷ ám và xin bố đọc Kinh thánh.

Tamiflu được dùng để trị cúm song có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn bao gồm rối loạn tâm thần cùng các vấn đề thần kinh. Mới đây, kênh KTVT đã đưa tin về loạt triệu chứng kỳ lạ của bé Lindsay Ellis sau khi uống loại thuốc này.

Theo Tech Times, đầu năm 2017, Lindsay được đưa đến bệnh viện vì bị cúm. Các bác sĩ kê đơn thuốc Tamilfu song không đề cập đến các tác dụng phụ. Vài ngày trôi qua, bệnh nhi 11 tuổi bỗng hành xử một cách kỳ lạ.

Biểu hiện “quỷ ám” sau khi uống thuốc Tamiflu ảnh 1

Các bác sĩ nhận định phản ứng của Lindsay do thuốc Tamiflu gây ra.

Chia sẻ với báo giới, Charles Ellis, cha Lindsay cho biết con gái đột nhiên nói bằng giọng cao, gào thét bị bọ bò lên cơ thể, khẳng định nghe thấy tiếng thì thầm của ma quỷ và nhìn thấy cánh cổng dẫn đến địa ngục. Đặc biệt, Lindsay còn xin cha hãy đọc Kinh thánh.

“Cảnh tượng ấy làm tôi nhớ đến phim kinh dị. Tôi tự hỏi liệu con bé có bị nhập không”, Charles đến nay vẫn chưa hết rùng mình.

Trở lại bệnh viện, Lindsay được kiểm tra não và tủy sống nhưng đội ngũ y tế không phát hiện điều gì bất thường trong khi các ảo giác vẫn tiếp tục. Cuối tháng 1/2017, bệnh nhi rơi vào tình trạng sống thực vật và phải ăn qua ống.

Các bác sĩ nhận định phản ứng của Lindsay do thuốc Tamiflu gây ra. Trước đó, KTVT cũng đưa tin về một bé gái sáu tuổi suýt nhảy lầu sau khi uống loại thuốc này. Trên thực tế, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã ghi nhận 559 ca bị ảo giác do Tamiflu từ năm 2009.

Cũng theo cơ quan này, các tác dụng phụ nghiêm trọng của Tamiflu rất hiếm gặp song vẫn xảy ra. Bên cạnh đó, trẻ em và thiếu niên bị cúm có nguy cơ bị động kinh, lú lẫn hoặc xuất hiện hành vi bất thường trong thời gian ốm. FDA khuyến cáo cha mẹ cho con dùng thuốc Tamiflu cần quan sát thật kỹ để kịp thời can thiệp.

Về phần Lindsay, trải qua hai tháng nằm viện, cô bé dần tỉnh táo rồi trở về nhà. Gia đình cho biết hiện Lindsay phải học lại cách đi, đứng và cầm thìa.

Mai Nguyễn (tổng hợp)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top