Biến dạng mặt do viêm V.A

Viêm V.A là bệnh sùi vòm mũi họng thường gặp ở trẻ em nhỏ 1 – 5 tuổi. Bệnh gây chậm phát triển về thể chất và tinh thần, có thể xuất hiện những cơn ngừng thở trong lúc ngủ…
viêm V.A

Ảnh minh họa.

Hỏi: Tôi nghe nói viêm V.A kéo dài có thể gây biến đổi mặt có đúng không? Mặt biến đổi ra sao? Ngoài ra, còn có các biến chứng gì?

Đỗ Hồng Hà (Hưng yên)

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ: Viêm V.A là bệnh sùi vòm mũi họng thường gặp ở trẻ em nhỏ 1 – 5 tuổi. Nếu viêm V.A kéo dài, không được điều trị, trẻ bị thiếu oxy mạn tính. Có thể gây nên những biến đổi: Chậm phát triển thể chất và tinh thần, chậm chạp, kém hoạt bát; Khó ngủ, nghiến răng khi ngủ, ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, thường giật mình, đái dầm.

Trường hợp nặng có thể xuất hiện những cơn ngừng thở trong lúc ngủ. Rối loạn phát triển khối xương mặt: trẻ thường xuyên thở miệng. Mũi ít được sử dụng nên qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, mũi tẹt, trán dô. Mặt dài, hàm trên vẩu, răng hàm trên mọc lởm chởm, hàm dưới hẹp, luôn hở miệng, vẻ mặt kém nhanh nhẹn.

Đó là vẻ mặt đặc trưng của trẻ viêm VA, hậu quả của thở miệng kéo dài trong thời kỳ khuôn mặt đang phát triển.

TN (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top