Biến chứng nguy hiểm của áp xe vú chị em cần biết

Khoảng 10-30% trường hợp áp xe vú xảy ra ở phụ nữ sau khi mang thai và đang cho con bú. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới việc nuôi con mà có thể dẫn đến biến chứng nặng như nhiễm khuẩn huyết, suy thận, suy đa cơ quan, rối loạn đông máu, hoại tử các chi… BS Nguyễn Thị Nụ, Kh

Khoa Khám Phụ khoa tự nguyện B3, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, ap xe vú là tình trạng viêm (sưng, đỏ) và tích tụ mủ trong vú do vi khuẩn gây ra. Trong một số trường hợp hiếm hoi, áp xe vú có thể là một dấu hiệu của ung thư vú.

Khoảng 10-30% trường hợp áp xe vú xảy ra ở phụ nữ sau khi mang thai và đang cho con bú. Bên cạnh đó, những phụ nữ thừa cân, có ngực lớn hoặc những người không giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng có nguy cơ cao gặp phải vấn đề này.

Áp xe vú gồm các triệu chứng: mệt mỏi, đau vú lan ra sau lưng, lan sang bả vai và cánh tay, vùng da trên ổ áp xe sưng nóng, căng tức, phù tím, có thể sốt cao, rét run, môi khô, đau đầu, sữa có thể lẫn mủ chảy qua núm vú.

Tắc tia sữa và áp xe vú

Tắc tia sữa và áp xe vú

Sai lầm của các mẹ là tìm đến các dịch vụ thông tắc sữa không có chuyên môn. Có mẹ thì tự đắp cao, đắp lá không rõ nguồn gốc, khiến bỏng da, hoại tử da vùng áp xe, làm nặng nề thêm tình trạng bệnh.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tạo thành áp xe tái phát, áp xe tự vỡ hoặc áp xe vú hoại tử hoặc có thể dẫn đến biến chứng nặng như nhiễm khuẩn huyết, suy thận, suy đa cơ quan, rối loạn đông máu, hoại tử các chi, nguy hiểm đến tính mạng các mẹ nhé.

Áp xe vú gây ảnh hưởng đến tâm lý nuôi con bú và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bầu vú. Những trường hợp tự vỡ, vùng da đó bị hoại tử, mất rất nhiều thời gian để hồi phục, hình thành sẹo xấu, sẹo co rúm, thậm chí các mẹ phải đi vá da.

BS Nguyễn Thị Nụ cảnh báo, tắc tia sữa bởi bất kỳ nguyên nhân nào kèm sự xâm nhập của vi khuẩn vào ống dẫn sữa, chính là căn nguyên chủ yếu của áp xe vú.

Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu: Cảm giác sưng, căng tức, nóng rát và đau bầu ngực; Giảm dần lượng sữa cho bé bú hàng ngày; Da núm vú hay toàn bộ bầu vú bị ửng đỏ; Có thể có mủ trắng chảy ra từ đầu núm vú; Sờ thấy một khối cứng, chắc, gây đau dữ dội trên vú; Sữa tiết ra có lẫn mủ hay mùi hôi tanh, làm bé không bú được ; Vùng da vú phía trên áp xe đổi màu bầm đỏ, nóng rát và rất nhạy cảm; Đôi khi thấy đầu núm vú bị tụt vào trong; Biểu hiện toàn thân nặng như: sốt cao, lạnh run, mệt mỏi, ăn uống kém…các mẹ nên đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Tùy theo tình trạng bệnh để áp dụng các phương pháp điều trị như: Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm; Vật lý trị liệu; Và tùy thuộc vào kích thước ổ áp xe vú mà bác sỹ có chỉ định chích rạch hay chọc hút.

Chích rạch dẫn lưu mủ có gây mê. Đường rạch theo đường nan hoa, tránh tối đa tổn thương ống dẫn sữa, giúp các mẹ nhanh phục hồi, đảm bảo tính thẩm mỹ khi sẹo liền tốt, tổ chức lấp đầy miệng vết rạch, nhu mô vú mềm như trước.

Theo Đời sống
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
back to top