Bệnh viện Hồi sức Covid-19 chạy đua cứu sống bệnh nhân nặng và nguy kịch

(khoahocdoisong.vn) - “Cơm giao tầng mấy ạ? - Giao tầng 3 đi anh. Thêm 10 phần nữa…”. “Kết quả xét nghiệm máu bệnh nhân có chưa…”. “Mở nội khí quản chuẩn bị đặt máy thở…”. “Để sẵn máy thở...”. Một ngày tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, các bác sĩ quay cuồng với bệnh nhân.

Vừa điều trị tại chỗ vừa hỗ trợ ngoại viện

Bệnh nhân hiện đang điều trị tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 có những người trong độ tuổi 20, 30 đến hơn 40, 50, 60. Bác sĩ và điều dưỡng tại đây thật sự gồng mình để chăm sóc bệnh nhân. Cơ số của khu điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch là 29 giường bệnh, nhưng số bệnh nhân đã tăng lên hơn 40.

Hiện nay, tình trạng bệnh nhân rất đông nên các bác sĩ Bệnh viện Hồi sức Covid-19 phải tập trung hai bệnh nhân thở máy vào một phòng.

Hiện nay, tình trạng bệnh nhân rất đông nên các bác sĩ Bệnh viện Hồi sức Covid-19 phải tập trung hai bệnh nhân thở máy vào một phòng.

“Theo tiêu chuẩn mỗi phòng chỉ có một bệnh nhân thôi, nhưng hiện nay, tình trạng bệnh nhân rất đông nên chúng tôi buộc phải tập trung 2 bệnh nhân thở máy vào một phòng”, BSCKII Trần Thanh Linh, Phó khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19 cho biết.

Tới thời điểm này, theo BSCKII Trần Thanh Linh, 70 ca thở máy. Từ sáng sớm đến trưa, các bác sĩ đã tiến hành gây mê để chuẩn bị thở máy cho thêm 5 ca nữa. Bệnh viện Hồi sức Covid-19 hiện có 80 máy thở. Và trong ngày 20/7, bệnh viện sẽ dùng hết công suất của máy thở. Đối với các bệnh nhân cần hỗ trợ các phương pháp thở oxy, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 xây dựng khoảng 280 giường nhưng đã tiếp nhận bệnh nhân cho hơn 250 giường. Cũng như, 3 máy ECMO đã được sử dụng hết cho bệnh Covid-19 nguy kịch.

Khối lượng công việc rất lớn, không chỉ áp lực về mặt chuyên môn, còn áp lực rất lớn từ số lượng bệnh nhân rất đông.

Khối lượng công việc rất lớn, không chỉ áp lực về mặt chuyên môn, còn áp lực rất lớn từ số lượng bệnh nhân rất đông.

BSCKI Huỳnh Quang Đại, Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, đã được phân công xuống Bệnh viện Hồi sức Covid-19 hơn 1 tuần qua, ngay từ giai đoạn đầu.

“Nhiệm vụ của chúng tôi là triển khai, thiết lập bệnh viện 1000 giường, chủ yếu nhận bệnh nhân nặng và nguy kịch. Khối lượng công việc rất lớn, không chỉ áp lực về mặt chuyên môn, còn áp lực rất lớn từ số lượng bệnh nhân rất đông. Ví dụ như, chúng tôi vừa hình thành xong một khoa nào đó, ngay lập tức, bệnh nhân vào đầy khoa. Chúng tôi phải liên tục hình thành khoa mới, liên tục bổ sung nhân sự… Ngay cả đội ngũ điều dưỡng, hậu cần, cũng phải chạy đua theo số lượng bệnh nhân”, BSCKI Huỳnh Quang Đại chia sẻ.

Theo các bác sĩ, so với cường độ trước đó ở Quảng Nam - Đà Nẵng năm ngoái hay Bắc Giang mới đây, cường độ lần này dữ dội và dồn dập hơn rất nhiều. Công việc nhiều lắm, từ đảm bảo an toàn về phòng chống nhiễm khuẩn, thành lập những phòng đệm để thay đồ, lắp đặt các trang thiết bị cho từng khoa phòng, oxy như thế nào, nhân lực điều động ra sao…

Các bác sĩ ở đây còn phải điều trị cho các ca bệnh nặng, đi làm ECMO ngoại viện ở các bệnh viện khác, phải tiếp nhận hàng trăm cuộc điện thoại từ đường dây nóng... Công việc cứ dồn dập.

Các bác sĩ ở đây không chỉ chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại chỗ, còn phải điều trị cho các ca bệnh nặng, đi làm ECMO ngoại viện ở các bệnh viện khác.

Các bác sĩ ở đây không chỉ chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại chỗ, còn phải điều trị cho các ca bệnh nặng, đi làm ECMO ngoại viện ở các bệnh viện khác.

“Lựa chọn nhân lực rất khó khăn, đặc biệt bác sĩ hồi sức đâu đâu cũng thiếu. Khoa Hồi sức của Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM được xem là một trong những khoa mạnh về lĩnh vực này cũng chỉ có mười mấy bác sĩ và đã cử hơn một nửa số đó cho Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Các bệnh viện khác, Khoa Hồi sức thường chỉ có 8, 10 bác sĩ hồi sức nên nhân lực hồi sức cực kỳ quý hiếm trong trận dịch này. Do đó, đội điều trị không thể toàn bộ bác sĩ hồi sức được mà phải kết hợp các chuyên khoa khác gồm 3 nhóm: bác sĩ hồi sức - trưởng tua để hỗ trợ chuyên môn chung, sau đó là bác sĩ liên quan đến hồi sức như cấp cứu, cuối cùng là các bác sĩ nội - ngoại và các chuyên khoa khác hỗ trợ lẫn nhau, mỗi người mỗi việc”, BSCKI Huỳnh Quang Đại cho biết thêm.

Cơ chế mua sắm trang thiết bị tiết kiệm và nhanh nhất

Theo TS.BSCKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM kiêm Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19, về trang thiết bị hiện giờ, nói chính xác, rất là thiếu; nhưng bên cạnh đó vẫn có những yếu tố thuận lợi.

“Thường vụ Thành ủy đã họp thông qua cơ chế mua sắm sao cho tiết kiệm và nhanh nhất có thể, đặc biệt công khai minh bạch. Bộ trưởng Bộ Y tế đã phân công Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận Thường trực phòng chống dịch Covid-19 phía Nam và cho mở kho dự trữ phòng chống dịch tại TPHCM của Bộ Y tế. Bộ Y tế đã cho vận chuyển toàn bộ trang thiết bị đang có trong kho về đây. Đây là một hỗ trợ rất tích cực và kịp thời. Đứng trước đại dịch này, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, người dân… đều chăm chú dồn toàn tâm, toàn lực tài trợ các vật tư y tế, thuốc men, suất ăn…”, TS.BSCKII Nguyễn Tri Thức cho biết.

Khó khăn rất nhiều, nhưng theo TS.BSCKII Nguyễn Tri Thức, nếu ngồi kể thì chúng ta mãi mãi không bao giờ đi lên được. Tất cả mọi ngưởi, dù từ các địa phương khác, đều đồng tâm, đồng lòng. Tất cả vì sức khỏe người dân TPHCM.

“Hiện nay, chúng tôi đã nhận được 80 giường bệnh nhân Covid-19 nguy kịch và 130 giường bệnh nhân nặng. Dự kiến trong tuần này, số  lượng giường có thể tăng lên 460. Trong giai đoạn sau, chúng tôi có thể mở rộng thêm khoảng 700 giường. Cho đến cuối tháng, bệnh viện có thể lên 1000 giường”,  TS.BSCKII Nguyễn Tri Thức nói.

Khó khăn rất nhiều, nhưng theo TS.BSCKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM kiêm Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19, nếu ngồi kể thì chúng ta mãi mãi không bao giờ đi lên được.

Khó khăn rất nhiều, nhưng theo TS.BSCKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM kiêm Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19, nếu ngồi kể thì chúng ta mãi mãi không bao giờ đi lên được.

Khi nhận được nhiệm vụ, các bác sĩ đã luôn tâm niệm, dịch bệnh xảy ra với thành phố thân yêu, họ càng phải dốc hết sức làm những gì tốt nhất có thể, nhất là chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nặng. Không kể ngày giờ, các bác sĩ đều chạy hết sức lực, từ sáng sớm đến 11 - 12 giờ đêm, thậm chí là 1 - 2 giờ sáng, bất cứ lúc nào, bệnh nhân cần.

Đêm trước các bác sĩ từ Bệnh viện Hồi sức Covid-19 đã đi làm ECMO ở bệnh viện đang điều trị bệnh nhân Covid-19, quay lại bệnh viện đã là 4h sáng. Hiện tại rất nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng, rất nguy kịch ở các nơi, lực lượng đi làm ECMO cần ít nhất 4 bác sĩ chưa kể điều dưỡng đi cùng, còn phải chăm sóc bệnh nhân sau đó nữa. Các bác sĩ của Bệnh viện Hồi sức Covid-19 và Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM còn phải đi hỗ trợ các bệnh viện khác như Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương…

Theo Đời sống
back to top