Bệnh quai bị có chữa được không?

Con tôi, năm nay 12 tuổi, bị sưng hai bên hàm, đi khám bác sĩ chẩn đoán là quai bị, chẳng cho thuốc gì ngoài thuốc giảm đau hạ sốt, vitamin…

<p>T&ocirc;i c&oacute; hỏi b&aacute;c sĩ thuốc n&agrave;o l&agrave; đặc trị, b&aacute;c sĩ n&oacute;i hiện tại chưa c&oacute; thuốc đặc trị, n&ecirc;n bản th&acirc;n rất lo lắng. Vậy t&ocirc;i xin hỏi quai bị c&oacute; chữa được kh&ocirc;ng?</p> <p>(<strong>Th&aacute;i Thị B. N.</strong> - Cần Thơ)</p> <p>Bệnh quai bị do vir&uacute;t&nbsp; c&oacute; t&ecirc;n khoa học l&agrave; Paramyxovirus g&acirc;y n&ecirc;n, bệnh chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất l&agrave; trẻ từ 6 - 10 tuổi. Bệnh thường ph&aacute;t v&agrave;o m&ugrave;a đ&ocirc;ng xu&acirc;n, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh. Bệnh xuất hiện ở những nơi đ&ocirc;ng người như nh&agrave; trẻ, trường học, k&yacute; t&uacute;c x&aacute;, khu tập thể&hellip;</p> <p>Bệnh l&acirc;y lan chủ yếu qua đường h&ocirc; hấp do nước bọt bị nhiễm tr&ugrave;ng khi người bệnh n&oacute;i chuyện, ho hoặc hắt hơi; trong nước bọt của người bị bệnh quai bị, bệnh c&oacute; thể l&acirc;y cho người tiếp x&uacute;c ở một tuần trước đ&oacute; khi tuyến mang tai chưa sưng v&agrave; k&eacute;o d&agrave;i 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai, thời gian l&acirc;y mạnh nhất v&agrave;o khoảng 2 ng&agrave;y trước khi vi&ecirc;m tuyến mang tai.</p> <p>Về triệu chứng, sau thời gian ủ bệnh từ 15 - 21 ng&agrave;y, vir&uacute;t ph&aacute;t triển ở ni&ecirc;m mạc miệng sau đ&oacute; x&acirc;m nhập v&agrave;o m&aacute;u g&acirc;y vi&ecirc;m c&aacute;c cơ quan.</p> <p>Vi&ecirc;m tuyến mang tai l&agrave; thể&nbsp; điển h&igrave;nh nhất, trẻ sốt 38 - 39<sup>0</sup>C, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ k&eacute;m; vi&ecirc;m v&agrave; sưng tuyến mang tai, da căng phồng l&ecirc;n, kh&ocirc;ng đỏ, đau, miệng kh&ocirc; v&agrave; kh&oacute; nuốt.</p> <p>C&oacute; khi vi&ecirc;m cả tuyến nước bọt dưới h&agrave;m, dưới lưỡi, lỗ ống Stenon ở ni&ecirc;m mạc m&aacute; 2 b&ecirc;n sưng đỏ, c&oacute; khi c&oacute; giả mạc, thường 4 - 5 ng&agrave;y sau hết th&igrave; sốt, sưng đau, giảm dần v&agrave; khỏi.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng v&agrave; c&oacute; nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. C&oacute; thể c&oacute; c&aacute;c biến chứng sau vi&ecirc;m tinh ho&agrave;n v&agrave; m&agrave;o tinh ho&agrave;n, biến chứng n&agrave;y thường xảy ra sau đợt vi&ecirc;m tuyến mang tai th&igrave; xuất hiện tinh ho&agrave;n sưng to, đau, m&agrave;o tinh căng ph&ugrave; như một sợi d&acirc;y thừng, t&igrave;nh trạng vi&ecirc;m v&agrave; sốt c&oacute; thể k&eacute;o k&eacute;o d&agrave;i.</p> <p>C&oacute; khoảng 1/3 trường hợp dẫn đến teo tinh ho&agrave;n v&agrave; c&oacute; thể dẫn đến t&igrave;nh trạng&nbsp; v&ocirc; sinh sau n&agrave;y. Vi&ecirc;m buồng trứng ở b&eacute; g&aacute;i thường gặp ở tuổi dậy th&igrave;, &iacute;t để lại di chứng v&ocirc; sinh. Biến chứng vi&ecirc;m tụy l&agrave; một biểu hiện nặng của quai bị, bệnh nh&acirc;n bị đau bụng nhiều, &oacute;i, c&oacute; khi tụt huyết &aacute;p.</p> <p>Ngo&agrave;i ra cũng c&oacute; thể gặp một số biến chứng kh&aacute;c như tổn thương thần kinh, vi&ecirc;m cơ tim, vi&ecirc;m tuyến gi&aacute;p, vi&ecirc;m tuyến lệ, vi&ecirc;m thần kinh thị gi&aacute;c, vi&ecirc;m phế quản, vi&ecirc;m phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu&hellip;</p> <p><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/11/benh-quai-bi-co-chua-duoc-khong1539230096(1).jpg" /></p> <p>Về điều trị, hiện nay quai bị chưa c&oacute; thuốc đặc trị, m&agrave; chủ yếu l&agrave; điều trị triệu chứng v&agrave; n&acirc;ng đỡ cơ thể, nằm nghỉ tuyệt đối khi c&oacute; sưng tinh ho&agrave;n, cần c&aacute;ch ly bệnh nh&acirc;n &iacute;t nhất 10 - 15 ng&agrave;y từ khi ph&aacute;t hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn lỏng, giảm đau v&agrave; hạ sốt bằng Paracetamol.</p> <p>Trường hợp vi&ecirc;m tinh ho&agrave;n, cần mặc quần l&oacute;t n&acirc;ng tinh ho&agrave;n để giảm đau v&agrave;&nbsp; d&ugrave;ng corticoid liều cao ngay từ đầu, thường d&ugrave;ng Prednisolon 60mg/ ng&agrave;y, sau đ&oacute; giảm dần trong 7 - 10 ng&agrave;y.</p> <p>Về ph&ograve;ng bệnh, điều trước ti&ecirc;n l&agrave; người bệnh phải được c&aacute;ch ly tại nh&agrave;, kh&ocirc;ng đi học, hạn chế tiếp x&uacute;c với người bệnh, khi tiếp x&uacute;c phải mang khẩu trang. Thời gian c&aacute;ch ly người bệnh trong khoảng 10 ng&agrave;y kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai.</p> <p>Ở trường học, khi ph&aacute;t hiện trẻ mắc bệnh quai bị th&igrave; cần cho nghỉ học ngay để tr&aacute;nh l&acirc;y cho học sinh kh&aacute;c. Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng v&agrave; nghỉ ngơi hợp l&yacute;.</p> <p>Cần đến kh&aacute;m tại c&aacute;c cơ sở y tế ngay khi c&oacute; biểu hiện bệnh. Ng&agrave;y nay, được ti&ecirc;m ph&ograve;ng để tạo miễn dịch chủ động như d&ugrave;ng vắcxin Trimovax hay MMR, nhưng kh&ocirc;ng n&ecirc;n ti&ecirc;m cho trẻ dưới 1 tuổi.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, nếu trẻ sống trong m&ocirc;i trường dịch bệnh, c&oacute; thể ti&ecirc;m ngừa từ 9 th&aacute;ng tuổi, kh&ocirc;ng ti&ecirc;m phụ nữ c&oacute; thai, người bị dị ứng với vắcxin, người đang d&ugrave;ng thuốc g&acirc;y suy giảm miễn dịch như corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia ph&oacute;ng xạ&hellip; Vắcxin được ti&ecirc;m&nbsp; từ 12 th&aacute;ng tuổi, ti&ecirc;m 2 lần, lần thứ nhất&nbsp; l&uacute;c 1 tuổi v&agrave; ch&iacute;ch nhắc lại sau&nbsp; 4 - 12 tuổi.</p> <p>Trường hợp cần thiết ti&ecirc;m cho trẻ l&uacute;c 9 th&aacute;ng tuổi, th&igrave; phải ti&ecirc;m 3 lần, lần thứ nhất l&uacute;c 9 th&aacute;ng, lần thứ 2 c&aacute;ch mũi thứ nhất l&agrave; s&aacute;u th&aacute;ng v&agrave;&nbsp; lần thứ 3 sau&nbsp; 4 - 12 tuổi.</p> <p>Bệnh quai bị hiện nay ở nước ta vẫn c&ograve;n phổ biến. Bệnh chưa c&oacute; thuốc đặc trị, để lại nhiều di chứng nặng nề cho trẻ em cũng như người lớn, nam cũng như nữ. V&igrave; vậy, việc tạo ra một &yacute; thức cho c&aacute;c bậc cha mẹ để ph&ograve;ng bệnh cho trẻ em, một thế hệ tương lai, c&oacute; một &yacute; nghĩa hết sức quan trọng.</p> <div> <div> <div> <div>&nbsp;</div> <div>&nbsp;</div> </div> </div> <div> <div>&nbsp;</div> </div> </div>

Theo suckhoedoisong.vn
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top