Bệnh nặng do dùng thêm siro ho

(khoahocdoisong.vn) - Vì thuốc siro không có tác dụng chống ho trực tiếp. Trong thành phần của thuốc không có thuốc ức chế ho ngoại vi và ức chế ho trung ương trên não bộ. Chúng chỉ có tác dụng chống ho gián tiếp khi tác dụng long đờm được thể hiện. Hết đờm thì ho cũng giảm.

Bé Nguyễn Văn P. (5 tuổi, Hà Nội) bị ho và sốt cao do trời trở lạnh. Bác sĩ đã kê thuốc uống cho bé nhưng vì thấy con ho liên tục, ho thành tràng, rát cổ nên mẹ bé tự mua siro ho cho con uống thêm. Nào ngờ, bé ho ngày càng nhiều mẹ lại đưa đi khám mới hay là do tự ý cho uống thêm siro ho.

Lời bàn: BS Yên Lâm Phúc, Học viện Quân y 103 cho biết, nhiều mẹ thấy con ho nhiều thường bổ sung siro ho vì nghĩ siro giảm ho, thực ra những người ho nặng thì không nên dùng thuốc này

Vì thuốc siro không có tác dụng chống ho trực tiếp. Trong thành phần của thuốc không có thuốc ức chế ho ngoại vi và ức chế ho trung ương trên não bộ. Chúng chỉ có tác dụng chống ho gián tiếp khi tác dụng long đờm được thể hiện. Hết đờm thì ho cũng giảm. Thuốc cũng có tác dụng chống ho nhờ vào một số thành phần thuốc chống dị ứng, chống mẫn cảm với gió lạnh nhưng tuyệt đối không có thành phần ức chế ho theo đúng nghĩa.

Không có chức năng chống ho chuyên dụng nhưng siro ho lại làm loãng đờm. Điều này đã gây ra ho mạnh hơn ở thời điểm ngay sau khi dùng thuốc. Vì vậy, nếu như bị ho liên tục, ho thành tràng, ho đến rát cả cổ thì không nên dùng thuốc siro ho. Nếu dùng chỉ càng làm cho tình trạng ho mạnh hơn mà thôi.

Theo KH&ĐS
Dậy người dân tự chữa bệnh, bác sĩ được tấn phong Tiến sĩ danh dự AIU

Bác sĩ Dư Quang Châu được tấn phong Tiến sĩ danh dự AIU

Với nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, đưa các phương pháp chữa bệnh thiết thực cho người dân trong nước và quốc tế, BS Dư Quang Châu được Trường Đại học Quốc tế Mỹ tấn phong Tiến sĩ.
back to top