Bé trai sốc phản vệ sau khi ngậm thuốc ho

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu cho bé trai 11 tuổi bị phản vệ độ I với biểu hiện khàn tiếng, sưng nề hai mắt, nổi ban, ngứa... sau khi ngậm viên thuốc chữa ho.

Người nhà cho biết, viên ngậm chữa ho mua ở nhà thuốc, không có chỉ định của bác sĩ. Khoảng 30 phút sau, bé có biểu hiện nổi ban ngứa nên được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cấp cứu.

Sau khi được cấp cứu, tiêm adrenaline khoảng 20 phút, bệnh nhi dần ổn định và chuyển điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu tiếp tục theo dõi.

soc-phan-ve-thuoc-ho.jpg
Bé trai sốc phản vệ sau khi ngậm thuốc chữa ho

Theo các chuyên gia y tế, hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa ho, viêm họng, trong đó có dạng viên ngậm. Thuốc viên ngậm trị ho thường chứa các hoạt chất như tinh dầu bạc hà (menthol), tinh dầu tràm (eucalyptol) hoặc dextromethorphan là chất ức chế phản xạ ho hoặc tinh dầu bạch đàn, mật ong, gừng, chanh... có tác dụng sát trùng, sát khuẩn, làm dịu các cơn ho, dịu thanh quản, đau họng, khản giọng...

Mặc dù những loại thuốc ngậm này đem lại hiệu quả giảm đau rát, giảm ngứa họng nhanh chóng nhưng không nên lạm dụng. Thuốc chỉ nên dùng phối hợp để trị ho, viêm họng ở tình trạng nhẹ. Một số người khi thấy có triệu chứng ho hay viêm đau họng là tự ý mua thuốc này về sử dụng, không đi khám bệnh bỏ lỡ cơ hội được điều trị kịp thời.

Chưa kể đến một vài loại viên ngậm có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe như người bị hen suyễn, những người có cơ địa bị dị ứng với thuốc giảm đau.

Những người đang dùng thuốc trị bệnh tim, các bà mẹ đang mang thai hay cho con bú không tự ý sử dụng những loại thuốc ngậm viêm họng này nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top