Bác sĩ chỉ rõ nước dừa chữa nhiều bệnh nhưng có đối tượng dùng nguy hiểm

Uống nước dừa còn có tác dụng hơn là uống nhiều loại thảo dược quý hiếm nhưng nhiều người uống có thể nguy hiểm. Vậy uống nước dừa khi nào và ai không nên uống?

Nước dừa phòng ngừa và chữa nhiều bệnh

Trong nước dừa, có đến 94% là nước tinh khiết và rất ít chất béo. Trong 200-250ml nước dừa có 60calo, 15gr Cacbonhydrate, 8gr đường, 4% nhu cầu Canxi, 4% nhu cầu Magie, 2% nhu cầu phospho, 15% nhu cầu kali hàng ngày của cơ thể cũng như nhiều khoáng chất quan trọng khác.

Nước dừa có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe:

Chống oxy hóa: Việc các tế bào bị oxy hoá sẽ khiến cơ thể bị lão hoá nhanh chóng, da nhăn nheo, tạo ra các gốc tự do gây nên các bệnh nguy hiểm trong đó có ung thư.

Một nghiên cứu trong năm 2012 trên động vật thực nghiệm bị đái tháo đường kháng insulin cho thấy, việc cho động vật uống nước dừa đã làm giảm hoạt động của các gốc tự do, từ đó dẫn tới làm giảm hoạt động oxy hoá.

Một nghiên cứu khác cũng trên động vật cho thấy, tế bào gan bị tổn thương có thể được hồi phục rất tốt nếu được uống nước dừa so với lô động vật không được uống.

Năm 2016, các nhà khoa học phát hiện, nước dừa có thể làm giảm quá trình oxy hoá, từ đó làm giảm lượng cholesterol ở loài động vật bị rối loạn chuyển hoá mỡ.

Giảm đường máu, cải thiện sức khoẻ cho người tiểu đường: Nghiên cứu năm 2015 trên chuột bạch bị mắc tiểu đường được cho uống nước dừa thường xuyên đã duy trì lượng đường trong máu và nồng độ HbA1C (chỉ số đánh giá lượng đường huyết trung bình trong vài tháng) tốt hơn với những con không được uống nước dừa.

Năm 2021 cũng là nghiên cứu trên chuột đã cho thấy, nước dừa làm giảm nồng độ đường máu ở những con chuột tiểu đường. Nước dừa chứa Magie, giúp làm tăng độ nhạy cảm với Insulin và giảm đường huyết ở người mắc tiểu đường type II và tiền tiểu đường.

Giảm nguy cơ sỏi thận: Sỏi thận thường là do muối canxioxalat kết hợp các hợp chất khác tạo thành tinh thể lắng đọng trong thận, chính nó sẽ tạo thành những viên sỏi nhỏ. Nước dừa ngăn không cho tinh thể dính vào thận và các bộ phận khác của đường tiết niệu (niệu quản, bàng quang), làm giảm số lượng tinh thể hình thành trong nước tiểu, đào thải cặn bã do vậy nguy cơ hình thành sỏi thấp.

Giảm các bệnh tim mạch: Nước dừa làm giảm lượng Cholesterol xấu (LDL-Choles), và có tác dụng hạ huyết áp.

Nước dừa tốt nhưng cũng chỉ nên dùng 1- 2 cốc mỗi ngày

Nước dừa tốt nhưng cũng chỉ nên dùng 1- 2 cốc mỗi ngày

Dùng thay dịch truyền trong chiến tranh: Trong cuộc chiến đấu ác liệt ở miền Nam, thương binh nhiều, khó khăn trăm bề, nhất là về thuốc, vật tư y tế, dịch truyền. Trong khi đó, các ca phẫu thuật cho thương binh ngày càng nhiều, cần lượng dịch truyền vô cùng lớn.

Từ khó khăn trên, các y bác sĩ ở miền Nam, nhất là các bệnh viện, bệnh xá, quân y đơn vị, địa phương đã sáng tạo cách dùng nước dừa làm dịch truyền cho thương binh. Việc dùng nước dừa thay dịch truyền trong những tình huống nguy nan đã cứu sống được rất nhiều thương binh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Ngày nay, dù chúng ta đã có rất nhiều công nghệ chế biến dung dịch truyền tối tân hiện đại, nhưng không thể phủ nhận, những lúc nguy nan nhất, nước dừa vẫn có tầm quan trọng thật đặc biệt.

Những người không nên dùng thuốc dừa

Nước dừa rất tốt nhưng cũng không nên khuyến khích ở một số đối tượng đặc biệt này:

Người huyết áp thấp: do nước dừa có tác dụng hạ huyết áp, nếu trên nền người huyết áp thấp sẵn, nó có thể gây hoa mắt chóng mặt xây xẩm mặt mày.

Gây dị ứng: có một số người bị dị ứng nước dừa dẫn tới việc đi ngoài phân lỏng liên tục sau khi uống

Người bị tăng kali máu: Người có tình trạng tăng kali máu (mệt mỏi, suy nhược, đánh trống ngực, co cơ, liệt, dị cảm…) do suy thận dẫn tới lượng máu tới tim giảm, tim đập nhanh. Những người này không nên dùng nước dừa do thành phần nước dừa có chứa nhiều Kali

Quả dừa non khi hình thành, đã có chứa nước bên trong. Từ lúc đó cho tới khi già đi (khoảng 10-12 tháng), nước dừa sẽ “chín” và lắng xuống, và tạo thành “cùi” dừa. Tuy vậy, ăn dừa và uống nước dừa 6-7 tháng tuổi mới là ngon nhất.

Nước dừa dù tốt nhưng cũng không nên dùng nhiều. Tốt nhất chỉ có thể thưởng thức 1-2 cốc nước dừa mỗi ngày.

ThS.BS Hà Hải Nam (Phó Trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K)

Theo Đời sống
Hút thuốc lá gây nhiều bệnh trên hệ tiêu hóa

Hút thuốc lá gây nhiều bệnh trên hệ tiêu hóa

Hút thuốc góp phần gây ra nhiều rối loạn hệ tiêu hóa như ợ chua, ợ nóng, ợ trớ, đau bụng, mệt mỏi. Hút thuốc đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ của ung thư thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, Crohn, gan nhiễm mỡ...
Ai nên hạn chế ăn chuối chín?

Ai nên hạn chế ăn chuối chín?

Chuối là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và thơm ngon. Tuy nhiên, chuối lại không phù hợp với một số nhóm người. Vậy những ai không nên ăn chuối chín?
back to top