Bác sĩ chỉ cách xử lý nếu bị ngộ độc thủy ngân trong môi trường tự nhiên

Trước thông tin cháy kho xưởng của Công ty Cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông, nhiều người dân lo sợ thủy ngân phóng thích ra môi trường gây nguy hiểm. Vậy nếu bị ngộ độc thủy ngân sẽ xử lý cách nào?

<div> <h2>Nguồn l&acirc;y nhiễm thủy ng&acirc;n</h2> <p>Thủy ng&acirc;n l&agrave; kim loại xuất hiện tự nhi&ecirc;n trong m&ocirc;i trường do hoạt động của n&uacute;i lửa, thời tiết, nhất l&agrave; do con người. C&aacute;c nh&agrave; m&aacute;y sử dụng than đ&aacute;, khai th&aacute;c kim loại, v&agrave;ng&hellip; l&agrave; nguồn ch&iacute;nh ph&oacute;ng th&iacute;ch thủy ng&acirc;n v&agrave;o m&ocirc;i trường. Thủy ng&acirc;n tồn tại dưới nhiều dạng, thủy ng&acirc;n nguy&ecirc;n tố (hay kim loại) v&agrave; v&ocirc; cơ l&agrave; nguồn g&acirc;y nhiễm qua tiếp x&uacute;c nghề nghiệp; thủy ng&acirc;n hữu cơ (methylmercury) c&oacute; thể x&acirc;m nhập v&agrave;o cơ thể qua đường ăn uống. Những dạng thủy ng&acirc;n kh&aacute;c nhau sẽ c&oacute; mức độ g&acirc;y độc kh&aacute;c nhau đối với cơ thể.</p> <p>Lưu &yacute;, ethylmercury cũng l&agrave; dạng thủy ng&acirc;n nhưng kh&ocirc;ng g&acirc;y độc v&agrave; được d&ugrave;ng với lượng rất nhỏ l&agrave;m chất bảo quản trong v&agrave;i loại vaccine v&agrave; dược phẩm. C&ograve;n dạng thủy ng&acirc;n phenyl (phenylmercury) thường c&oacute; mặt trong c&aacute;c loại sơn sản xuất từ nhựa mủ, sơn ngoại thất, bả chống thấm, mỹ phẩm d&agrave;nh cho mắt v&agrave; dụng cụ vệ sinh c&aacute; nh&acirc;n. Phenylmercury x&acirc;m nhập v&agrave;o cơ thể khi h&iacute;t v&agrave;o ở dạng hơi, ngấm qua da hoặc qua đường ti&ecirc;u h&oacute;a.</p> <p>Hiện nay, thủy ng&acirc;n c&ograve;n được d&ugrave;ng trong chế tạo b&oacute;ng đ&egrave;n, b&igrave;nh thủy, một số loại nhiệt kế, pin&hellip; Việc tiếp x&uacute;c với thủy ng&acirc;n diễn ra phổ biến nhất qua đường thức ăn khi ti&ecirc;u thụ hải sản hoặc thực vật nhiễm độc thủy ng&acirc;n.</p> <p><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/31/cach-xu-ly-neu-bi-ngo-doc-thuy-ngan-trong-moi-truong-tu-nhien1567211981(3).jpg" /><em>Hiện trường vụ ch&aacute;y C&ocirc;ng ty Rạng đ&ocirc;ng.</em></p> <h2>Độc t&iacute;nh của thủy ng&acirc;n</h2> <p>Thật ra mọi người đều c&oacute; tiếp x&uacute;c v&agrave; ti&ecirc;u thụ thủy ng&acirc;n do n&oacute; xuất hiện tự nhi&ecirc;n trong m&ocirc;i trường, tuy nhi&ecirc;n thủy ng&acirc;n sẽ g&acirc;y hại nếu tiếp x&uacute;c k&eacute;o d&agrave;i hoặc hấp thu lượng lớn. Thủy ng&acirc;n c&oacute; nhiều độc t&iacute;nh tr&ecirc;n hệ thần kinh, ti&ecirc;u h&oacute;a, miễn dịch, phổi, da&hellip; Một khi tiếp x&uacute;c với cơ thể, thủy ng&acirc;n được hấp thụ gần như ho&agrave;n to&agrave;n v&agrave;o m&aacute;u v&agrave; ph&acirc;n phối tới mọi m&ocirc;, bao gồm bộ n&atilde;o.</p> <p>Nh&oacute;m đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất l&agrave; thai nhi khi người mẹ tiếp x&uacute;c với qu&aacute; nhiều thủy ng&acirc;n sẽ g&acirc;y tổn thương hệ thần kinh của thai nhi, l&agrave;m trẻ chậm ph&aacute;t triển, rối loạn ng&ocirc;n ngữ&hellip;&nbsp; N&oacute; cũng truyền qua nhau thai đến thai nhi v&agrave; n&atilde;o thai nhi. Đối tượng thứ 2 l&agrave; những người thợ trong c&aacute;c nh&agrave; m&aacute;y than đ&aacute;, khai th&aacute;c kim loại, hoặc do ăn nhiều c&aacute;c loại c&aacute;, h&agrave;u c&oacute; chứa nhiều thủy ng&acirc;n. Dấu hiệu đầu ti&ecirc;n của việc nhiễm độc thủy ng&acirc;n l&agrave; hiện tượng t&ecirc; v&agrave; đau nh&oacute;i ở m&ocirc;i, ng&oacute;n tay v&agrave; ng&oacute;n ch&acirc;n, gọi l&agrave; chứng dị cảm (paresthesia).</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Chứng bệnh Minamata l&agrave; một dạng ngộ độc thủy ng&acirc;n li&ecirc;n quan đến việc nh&agrave; m&aacute;y đổ nhiều chất thải c&oacute; chứa thủy ng&acirc;n v&agrave;o vịnh Minamata (Nhật Bản) v&agrave; g&acirc;y nhiễm thủy ng&acirc;n cho lượng lớn c&aacute; v&agrave; h&agrave;u tại đ&acirc;y. Ch&iacute;nh người d&acirc;n đ&atilde; v&ocirc; t&igrave;nh ăn phải c&aacute;c loại hải sản n&agrave;y. Ước t&iacute;nh c&oacute; khoảng 50.000 người bị ảnh hưởng với c&aacute;c di chứng hệ thần kinh như: liệt, l&uacute; lẫn, rối loạn thăng bằng&hellip;</p> <h2>Triệu chứng khi bị ngộ độc thủy ng&acirc;n</h2> <p>Việc tiếp x&uacute;c với thủy ng&acirc;n trong thời gian d&agrave;i dẫn đến run rẩy, mất khả năng điều h&ograve;a vận động, thay đổi t&iacute;nh c&aacute;ch, mất tr&iacute; nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, giảm c&acirc;n, căng thẳng t&acirc;m l&yacute; v&agrave; vi&ecirc;m lợi. C&aacute;c triệu chứng n&agrave;y xảy ra khi một người tiếp x&uacute;c với nồng độ thủy ng&acirc;n trong kh&ocirc;ng kh&iacute; tr&ecirc;n 50 microgram/m3. T&ugrave;y thuộc dạng thủy ng&acirc;n (Hg) g&acirc;y ngộ độc, khoảng thời gian, cường độ tiếp x&uacute;c v&agrave; một v&agrave;i điều kiện cơ thể m&agrave; biểu hiện l&acirc;m s&agrave;ng ngộ độc kh&aacute;c nhau. H&iacute;t Hg nguy&ecirc;n tố v&agrave; nuốt Hg v&ocirc; cơ g&acirc;y ngộ độc cấp, trong khi tiếp x&uacute;c với dạng hữu cơ như ăn phải c&aacute; chứa Hg thường g&acirc;y ngộ độc mạn.</p> <p><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/31/chay-nha-may-rang-dong-lo-ngai-thuy-ngan-trong-khong-khi-phunutoday-02-0931(1).jpg" /><em>H&iacute;t phải thủy ng&acirc;n g&acirc;y bệnh phổi nặng cấp t&iacute;nh. Ảnh minh họa.</em></p> <p>H&iacute;t phải thủy ng&acirc;n g&acirc;y bệnh phổi nặng cấp t&iacute;nh. Triệu chứng đầu ti&ecirc;n l&agrave; sốt do kh&oacute;i kim loại gồm: sốt, ớn lạnh, thở kh&oacute;. Những triệu chứng kh&aacute;c gồm: vi&ecirc;m miệng, lơ mơ, co giật, n&ocirc;n &oacute;i v&agrave; vi&ecirc;m ruột. Những triệu chứng n&agrave;y thường dịu đi trong v&ograve;ng 1 tuần. Tuy nhi&ecirc;n, trong một số trường hợp, diễn tiến nặng hơn như ph&ugrave; phổi cấp, suy h&ocirc; hấp v&agrave; tử vong. Ngộ độc mạn do h&iacute;t thủy ng&acirc;n g&acirc;y tam chứng kinh điển: vi&ecirc;m lợi v&agrave; chảy nước miếng, run giật tay v&agrave; rối loạn t&acirc;m thần kinh. Trẻ thường mất ngủ, hay qu&ecirc;n, t&acirc;m l&yacute; kh&ocirc;ng ổn định, k&eacute;m ăn, buồn b&atilde;.</p> <p>Nuốt phải thủy ng&acirc;n v&ocirc; cơ (điển h&igrave;nh l&agrave; pin) g&acirc;y phỏng ni&ecirc;m mạc miệng, đau bụng, buồn n&ocirc;n, n&ocirc;n ra m&aacute;u. Diễn tiến sau đ&oacute; v&agrave;i ng&agrave;y l&agrave; hoại tử ống thận cấp, g&acirc;y suy thận, rối loạn nước v&agrave; điện giải c&oacute; thể g&acirc;y tử vong. Ăn thức ăn chứa thủy ng&acirc;n hữu cơ như c&aacute; biển g&acirc;y ngộ độc mạn, xuất hiện sau nhiều ng&agrave;y đến nhiều tuần.</p> <p>Biểu hiện thần kinh l&agrave; dị cảm, thất điều, suy nhược thần kinh, giảm th&iacute;nh gi&aacute;c, loạn vận ng&ocirc;n, thu hẹp thị trường, rối loạn t&acirc;m thần, run cơ, rối loạn cử động v&agrave; c&oacute; thể tử vong. Đặc biệt, rất độc đối với thai nhi c&oacute; mẹ thường xuy&ecirc;n ăn c&aacute; biển chứa nhiều thủy ng&acirc;n g&acirc;y sẩy thai, khuyết tật thần kinh, chậm ph&aacute;t triển t&acirc;m thần, bại n&atilde;o, biến dạng chi.</p> <h2>Điều trị ngộ độc thủy ng&acirc;n thế n&agrave;o?</h2> <p>Điều trị ban đầu ngộ độc Hg tương tự những ngộ độc kh&aacute;c, phải nhanh ch&oacute;ng đ&aacute;nh gi&aacute; t&igrave;nh trạng h&ocirc; hấp, tuần ho&agrave;n. Loại thải chất độc ở da bằng c&aacute;ch cởi bỏ quần &aacute;o bị nhiễm bẩn, rửa da, mắt nếu bị nhiễm. Ngộ độc do nuốt kh&ocirc;ng g&acirc;y n&ocirc;n v&agrave; cũng kh&ocirc;ng rửa dạ d&agrave;y, do nguy cơ thủng dạ d&agrave;y v&agrave; thủng thực quản. Kh&ocirc;ng d&ugrave;ng than hoạt t&iacute;nh do kh&ocirc;ng c&oacute; t&aacute;c dụng hấp thụ kim loại. Trường hợp ngộ độc Hg v&ocirc; cơ cần được truyền dịch ngăn ngừa trụy tim mạch.</p> <p>Nếu tổn thương ni&ecirc;m mạc hầu họng g&acirc;y ph&ugrave; nề nhiều, n&ecirc;n đặt nội kh&iacute; quản để ngăn ngừa tắc nghẽn h&ocirc; hấp. Khi c&oacute; triệu chứng to&agrave;n th&acirc;n l&agrave; chỉ điểm c&oacute; sự chuyển đổi Hg hữu cơ th&agrave;nh v&ocirc; cơ trong cơ thể, phải được d&ugrave;ng thuốc giải độc đặc hiệu ngay. Ph&ograve;ng ngừa tốt nhất l&agrave; giảm thiểu hoặc loại bỏ c&aacute;c sản phẩm c&oacute; sử dụng thủy ng&acirc;n như b&oacute;ng đ&egrave;n, pin, nhiệt kế. Sử dụng năng lượng sạch như gi&oacute;, mặt trời thay thế cho than đ&aacute;. Kiểm so&aacute;t an to&agrave;n thực phẩm.</p> <p><strong>BS. Nguyễn Triệu Vũ</strong></p> <p>(<i>Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện quận Thủ Đức</i>)</p> <div> <div> <div>&nbsp;</div> </div> <div>&nbsp;</div> </div> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo suckhoedoisong.vn
back to top