Ấn tượng Trường Sa Xanh

Ra mắt công chúng từ ngày 8/12/2022, “Trường Sa Xanh” là một sản phẩm truyền thông đa phương tiện, tích hợp các nguồn tư liệu phong phú, sinh động về biển, đảo Việt Nam.

“Triển lãm Trường Sa Xanh sẽ giúp người xem rút ngắn khoảng cách về địa lý, về không gian, thời gian và lan tỏa nhanh chóng, sâu rộng kiến thức, nhận thức về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc trên không gian số”, Thạc sĩ Trần Trung Hiếu - Giáo viên dạy Sử, trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cho biết.

Ra mắt công chúng từ ngày 8/12/2022, “Trường Sa Xanh” là một sản phẩm truyền thông đa phương tiện, tích hợp các nguồn tư liệu phong phú, sinh động về biển, đảo Việt Nam, với hơn 200 bức ảnh, 23 video clip, trên nền tảng Cổng Thông tin đối ngoại vietnam.vn, với tên miền: Truongsaxanh.vietnam.vn.

“Trường Sa Xanh” có 8 chủ đề: Lịch sử quần đảo Trường Sa; Dấu mốc chủ quyền của Quần đảo Trường Sa; Trường Sa hiên ngang; Nụ cười lính biển; Trường Sa quân với dân; Trường Sa thật gần; Vươn mầm Trường Sa; Trường Sa Xanh.

Với hình thức truyền thông mới, triển lãm công nghệ số này tái hiện sinh động hình ảnh một Trường Sa hiên ngang, sẵn sàng đối đầu với các thử thách của thiên tai, bão tố; một Trường Sa gần gũi, thân thương trong trái tim mỗi người dân Việt; sức sống của Trường Sa hôm nay với những gam màu xanh tươi được ươm mầm, chắt chiu từ những hy sinh thầm lặng, kiên cường và cao cả của bao thế hệ người Việt.

Chia sẻ cảm nhận về triển lãm, Thạc sĩ Trần Trung Hiếu - Giáo viên dạy Sử, trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cho biết: "Với góc nhìn của một giáo viên Sử phổ thông, tôi cho rằng đây là cách làm mới mẻ nhưng hiệu quả khi chúng ta đã khai thác và tận dụng tốt việc lan tỏa những thông tin, kiến thức, nhận thức về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc trên không gian số. Triển lãm trực tuyến sẽ giúp người xem rút ngắn khoảng cách về địa lý, về không gian, thời gian và lan tỏa nhanh chóng, sâu rộng thông tin tới người đọc, người xem”.

Thạc sĩ Trần Trung Hiếu nhấn mạnh: “Với thế hệ trẻ, việc làm này càng trở nên cần thiết và ý nghĩa để giúp các em có thêm cơ hội hiểu hơn về biển đảo, về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Hiểu để có thái độ và trách nhiệm tốt hơn với Tổ quốc. Biết và hiểu ngay từ xa xưa, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã thuộc chủ quyền Việt Nam và những người đầu tiên khai phá, khai thác và đặt mốc chủ quyền hai quần đảo trên chính là những công dân Việt Nam. Hiểu để tưởng nhớ và tri ân công lao của các bậc tiên nhân đã khai phá, thiết lập chủ quyền và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Triển lãm cũng góp phần khẳng định những chứng cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa đã được khắc trong Châu bản triều Nguyễn”.

Đồng quan điểm, GS.TS Anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí – Đại biểu Quốc hội khóa XV đánh giá, triển lãm trực tuyến “Trường Sa xanh” là một sản phẩm truyền thông có các nguồn tư liệu rất phong phú và sinh động, thuyết minh rất rõ ràng và hấp dẫn, ảnh đẹp, nội dung clip hay. Triển lãm rất có giá trị về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Bên cạnh đó, GS.TS Nguyễn Anh Trí cho rằng, quy mô vẫn còn ít nhưng thực ra để cấu trúc dạng tờ báo tường như thế này là quá lớn mà vẫn khó chuyển tải hết được. Bởi vậy, theo GS.TS Nguyễn Anh Trí, cần phải hướng đến: “Hình thức như thế này nhưng cần có các số, mỗi tháng 1 số cũng được. Hình thức gồm ảnh, clip, thơ (có cả đọc); ca khúc (có bản nhạc và cả bản MP3; hoặc có bản karaoke sẽ tốt hơn)”.

Khoa học và Đời sống xin giới thiệu những bức ảnh ấn tượng “Trường Sa Xanh” - nền tảng triển lãm số đặc sắc về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Giao diện của triển lãm số “Trường Sa Xanh”. Ảnh chụp màn hình.

Giao diện của triển lãm số “Trường Sa Xanh”. Ảnh chụp màn hình.

Trung tâm thị trấn Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Văn Thương / Truongsaxanh.vietnam.vn.

Trung tâm thị trấn Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Văn Thương / Truongsaxanh.vietnam.vn.

Đảo Đá Lớn. Ảnh: Đức Vũ / Truongsaxanh.vietnam.vn.

Đảo Đá Lớn. Ảnh: Đức Vũ / Truongsaxanh.vietnam.vn.

Trao cờ tổ quốc cho ngư. Ảnh: Đức Vũ / Truongsaxanh.vietnam.vn.

Trao cờ tổ quốc cho ngư. Ảnh: Đức Vũ / Truongsaxanh.vietnam.vn.

Canh giữ biển, đảo. Ảnh: Nguyễn Văn Thương / Truongsaxanh.vietnam.vn.

Canh giữ biển, đảo. Ảnh: Nguyễn Văn Thương / Truongsaxanh.vietnam.vn.

Hát về anh - giao lưu văn nghệ trên đảo Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Văn Thương/Truongsaxanh.vietnam.vn.

Hát về anh - giao lưu văn nghệ trên đảo Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Văn Thương/Truongsaxanh.vietnam.vn.

Thư viện, phòng đọc sách của các em học sinh trên đảo Trường Sa. Ảnh: Lý Duy Xuân/Truongsaxanh.vietnam.vn.

Thư viện, phòng đọc sách của các em học sinh trên đảo Trường Sa. Ảnh: Lý Duy Xuân/Truongsaxanh.vietnam.vn.

Phi cơ bay qua những mái chùa đảo Trường Sa. Ảnh: Viễn Sự/Truongsaxanh.vietnam.vn.

Phi cơ bay qua những mái chùa đảo Trường Sa. Ảnh: Viễn Sự/Truongsaxanh.vietnam.vn.

Nguồn năng lượng mặt trời cung cấp điện cho sinh hoạt trên đảo. Ảnh: Nguyễn Văn Thương/Truongsaxanh.vietnam.vn.

Nguồn năng lượng mặt trời cung cấp điện cho sinh hoạt trên đảo. Ảnh: Nguyễn Văn Thương/Truongsaxanh.vietnam.vn.

“Trường Sa Xanh” là sự khởi đầu cho một nền tảng triển lãm số về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam và thông tin đối ngoại trong thời gian tới, nhằm tạo ra các sản phẩm truyền thông số hiện đại, tiếp cận được đông đảo các đối tượng, các thành phần xã hội trong và ngoài nước.

Trong thời gian tới, Triển lãm sẽ được các địa phương tiếp tục bổ sung thông tin, làm dày thêm dữ liệu về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, góp phần khẳng định chủ quyền Việt Nam trên không gian số.

Theo Đời sống
back to top