Ăn sống mã thầy có ngày sán lá

(khoahocdoisong.vn) - Sán lá gan, lá ruột là loại ký sinh trùng trong cơ thể người và động vật. Sán đẻ trứng trong ruột theo phân ra ngoài, phát triển thành ấu trùng có đuôi bám vào ngó sen, củ mã thầy dưới nước để sinh sống. Khi ta ăn sống các loại củ này tức là ta đã mang trùng sán lá vào ống tiêu hóa, vài tháng sau nở thành sán lá gây bệnh cho người.

Bà Phạm Thị K. (53 tuổi), chuyên bán hàng quà vặt ở Lạng Sơn, thấy củ mã thầy bán chạy và lãi nhiều đã bán luôn mặt hàng này. Mã thầy mát, ngọt nên bà hay vừa bán vừa ăn sống, có hôm ăn no, không muốn ăn cơm.

Gần đây, bà thấy đau bụng, lúc đầu đau nhẹ, đau lâm râm, sau đau tăng quặn từng cơn kèm đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, bụng ậm ạch khó tiêu, người mệt lả, chân tay rời rã tê mỏi, nét mặt hốc hác, da khô, mắt trũng, bà lo lắng quá nên đi bệnh viện khám. Sau khi thăm khám tỷ mỷ, siêu âm ổ bụng, thử máu và chụp X-quang, bác sĩ cho biết bà bị sán lá ruột, nguyên nhân do ăn củ mã thầy sống.

Lời bàn: Sán lá gan, lá ruột là loại ký sinh trùng trong cơ thể người và động vật. Sán đẻ trứng trong ruột theo phân ra ngoài, phát triển thành ấu trùng có đuôi bám vào ngó sen, củ mã thày dưới nước để sinh sống. Khi ta ăn sống các loại củ này là đã mang trùng sán lá vào ống tiêu hóa, vài tháng sau nở thành sán lá gây bệnh cho người. Sán lá cư trú ở gan thành sán lá gan, ở phổi thành sán lá phổi, ở ruột thành sán lá ruột.

Để phòng sán lá, chúng ta không nên ăn sống củ mã thầy mà phải luộc chín mới ăn, không ăn thức ăn lạnh, ăn gỏi các loại cá, tôm, thịt… 

BS Kim Lan (nguyên cán bộ Viện Châm cứu T.Ư)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top