Ăn nhanh, nuốt vội ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Ăn nhanh, nuốt vội là một thói quen cần sớm được loại bỏ, vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể và giảm chất lượng của món ăn.

Thói quen ăn nhanh là một phần trong lối sống hối hả ngày nay của nhiều người. Tuy nhiên nó cũng là tác nhân gây ra nhiều nguy cơ không tốt cho cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người ăn chậm ít có khả năng trở nên béo phì và ít có khả năng phát triển hội chứng chuyển hóa - một sự kết hợp của các rối loạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.

Ăn nhanh, nuốt vội ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?. Ảnh minh họa

Ăn nhanh, nuốt vội ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?. Ảnh minh họa

Ăn nhanh có thể không có vẻ là vấn đề lớn, nhưng nó có thể dẫn đến tăng cân và thậm chí gây ra các vấn đề về tim mạch. Một thói quen ăn chậm - nhai kỹ sẽ giúp ích cho cơ thể của bạn rất nhiều.

Tác hại tiềm ẩn của việc ăn nhanh, nuốt vội đến sức khỏe

Ăn nhanh có thể khiến bạn ăn quá nhiều

Trong thế giới bận rộn ngày nay, mọi người thường ăn nhanh và vội vàng. Tuy nhiên, não bộ cần thời gian để xử lý tín hiệu và nhận diện được cảm giác no. Trên thực tế, có thể mất đến 20 phút để não nhận ra rằng bạn đã no.

Khi ăn nhanh, cơ thể sẽ dễ dàng ăn nhiều thức ăn hơn mức thực sự cần. Theo thời gian, lượng calo dư thừa có thể dẫn đến tăng cân.

Một nghiên cứu ở trẻ em cho thấy 60% những người ăn nhanh cũng ăn quá nhiều. Những người ăn nhanh cũng có nguy cơ bị thừa cân cao gấp 3 lần.

Tóm lại bộ não mất khoảng 20 phút để nhận ra rằng bạn đã ăn đủ. Thói quen ăn nhanh có thể khiến một người dễ tăng cân do ăn quá nhiều.

Tăng nguy cơ béo phì

Béo phì là một trong những vấn đề sức khỏe lớn nhất trên toàn thế giới. Đây là một căn bệnh phức tạp không chỉ do chế độ ăn uống không lành mạnh, lối sống lười vận động hoặc thiếu ý chí. Trên thực tế, các yếu tố môi trường và lối sống phức tạp cũng đóng một vai trò.

Ăn nhanh đã được nghiên cứu như một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến thừa cân và béo phì. Một đánh giá gần đây của 23 nghiên cứu cho thấy những người ăn nhanh có nguy cơ bị béo phì cao gấp đôi so với những người ăn chậm.

Tóm lại ăn nhanh có liên quan đến trọng lượng cơ thể dư thừa. Trên thực tế, những người ăn nhanh có thể bị béo phì gấp đôi so với những người ăn chậm.

Viêm, đau dạ dày

Thức ăn đưa vào khoang miệng sẽ được hoạt động của miệng nghiền nhỏ trước khi xuống dạ dày. Khi bạn nhai kỹ, thức ăn được nghiền nhỏ và đi xuống một cách dễ dàng, giúp cho chuỗi hoạt động tiêu hóa thức ăn sau đó vận hành trơn tru, nhẹ nhàng hơn. Dạ dày sẽ giảm bớt áp lực tại thời điểm tiếp nhận thức ăn.

Nếu bạn không tập trung khi ăn, ăn quá nhanh thì thức ăn sẽ không được xử lý kỹ. Lúc này, một lượng lớn thức ăn đến dạ dày vẫn còn ở trạng thái thô. Dạ dày phải tăng co bóp và tăng tiết acid để tiêu hóa những thức ăn này một lần nữa.

Thức ăn và acid bị lưu lại lâu hơn, có nguy cơ làm cho niêm mạc dạ dày bị bào mòn bởi chính acid dịch vị. Nếu tình trạng ăn nhanh kéo dài thì viêm loét dạ dày tá tràng là điều khó có thể tránh.

Hơn nữa, việc nhai không kỹ và nuốt vội làm cho thức ăn, acid dịch vị đổ ồ ạt vào dạ dày dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa cùng các triệu chứng khác như đầy bụng, đầy hơi… Điều này hoàn toàn có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày, viêm loét dạ dày, kéo theo những cơn đau bụng, cơn buồn nôn hay nôn khi ăn…

Tình trạng viêm ăn mòn niêm mạc dạ dày gây ra những vết trợt nông hoặc đôi khi là vết loét sâu, bệnh chuyển sang mạn tính, khó chữa trị dứt điểm là rất dễ xảy ra..

Hội chứng chuyển hóa

Kháng insulin có liên quan chặt chẽ đến hội chứng chuyển hóa. Đây là một nhóm các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển không chỉ là bệnh đái tháo đường mà còn cả bệnh tim và đột quỵ. Nghiên cứu cho thấy, những người ăn nhanh có nhiều khả năng mắc hội chứng chuyển hóa hơn những người ăn chậm.

Đặc biệt, nhiều người ăn nhanh thường có vòng bụng lớn và mức cholesterol HDL (cholesterol tốt) thấp. Đây là hai trong số những yếu tố nguy cơ tạo nên hội chứng chuyển hóa và chúng thường là dấu hiệu báo trước của bệnh tim.

Mẹo giúp bạn luyện thói quen “ăn chậm nhai kỹ"

Lựa chọn môi trường cho mỗi bữa ăn: Bạn cần chọn lọc nơi ăn và những thực phẩm mình sẽ tiêu thụ. Môi trường và lượng thức ăn sẽ đóng vai trò ảnh hưởng đến tốc độ ăn của bạn đấy.

Trò chuyện với người khác trong mỗi bữa ăn: Thay vì ăn một mình, hãy mời thêm một người bạn hoặc đồng nghiệp cùng ăn. Chỉ cần chắc chắn ăn cùng với một người mà bạn thích trò chuyện. Điều này sẽ giúp bạn tránh những cuộc trò chuyện căng thẳng.

Tắt điện thoại, máy tính khi đang ăn: Tránh dùng điện thoại hoặc máy tính khi đang ăn, đặc biệt là truy cập vào các ứng dụng cần phải làm việc và tương tác. Điều này sẽ giúp bạn không có cảm giác vội vàng hoàn thành bữa ăn để tiếp tục giải quyết công việc.

Sử dụng các dụng cụ khi ăn: Dùng đũa, dao hoặc thìa sẽ giúp bạn có thể kiểm soát kích thước hoặc lượng thức ăn mỗi lần. Thay vì dùng tay bốc hoặc ăn nguyên một cái bánh hamburger để ăn xong một bánh mì hay burger chỉ trong vài miếng, bạn có thể ăn từ tốn hơn bằng cách sử dụng dao hoặc nĩa.

Chờ 10 phút trước khi ăn món tráng miệng: Việc thèm món ngọt sau bữa ăn không phải là điều hiếm, nhưng hãy để cơ thể bạn tiêu hóa trong vài phút trước khi bạn tiếp tục ăn món tráng miệng. Nếu bạn vẫn muốn ăn, bạn có thể giữ món tráng miệng đó làm món ăn nhẹ buổi chiều thay vì ăn cùng bữa trưa của bạn.

Tìm một không gian ăn uống tạo cảm giác thư giãn: Một không gian khiến bạn thấy thoải mái sẽ giúp bạn có cảm giác thư giãn. Nhờ đó mà bạn sẽ không cảm thấy mình phải hoàn thành bữa ăn sớm để làm các công việc khác.

Tận hưởng từng loại thực phẩm: Hãy cố gắng dành thời gian để nấu những món bạn thích. Điều này tuy sẽ làm bạn cảm thấy lười trong thời gian đầu nhưng sẽ khiến bạn có hứng thú hơn trong việc tận hưởng thay vì ăn tạm những món ăn mua vội bên đường.

Theo Đời sống
Gắp cúc áo trong hốc mũi, cứu bé 3 tuổi

Gắp cúc áo trong hốc mũi, cứu bé 3 tuổi

Độ tuổi từ 3-8 tuổi vì trẻ rất hiếu động, cha mẹ cần quan sát kỹ, cho trẻ chơi những đồ chơi phù hợp với lứa tuổi và phân tích nhẹ nhàng để trẻ nhận thức được việc nhét đồ vào mũi là việc làm nguy hiểm...
back to top