3 ưu điểm khi điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc

Các nhà nghiên cứu phát triển tế bào gốc trong phòng thí nghiệm. Những tế bào gốc này được điều khiển để chuyên biệt hóa thành các loại tế bào cụ thể, chẳng hạn như tế bào cơ tim, tế bào máu hoặc tế bào thần kinh.

Theo trang Mayo Clinic, liệu pháp tế bào gốc, còn được gọi là y học tái sinh, thúc đẩy phản ứng sửa chữa các mô bị bệnh, rối loạn chức năng hoặc bị thương bằng cách sử dụng tế bào gốc hoặc các dẫn xuất của chúng.

Các nhà nghiên cứu phát triển tế bào gốc trong phòng thí nghiệm. Những tế bào gốc này được điều khiển để chuyên biệt hóa thành các loại tế bào cụ thể, chẳng hạn như tế bào cơ tim, tế bào máu hoặc tế bào thần kinh.

Các tế bào chuyên biệt sau đó có thể được cấy vào người. Ví dụ, nếu một người mắc bệnh tim, các tế bào có thể được tiêm vào cơ tim. Các tế bào cơ tim được cấy ghép khỏe mạnh sau đó có thể góp phần sửa chữa cơ tim bị tổn thương.

Ảnh minh họa: MC.

Tính đến năm 2016, liệu pháp duy nhất sử dụng tế bào gốc là ghép tế bào gốc tạo máu. Điều này thường được thực hiện dưới hình thức cấy ghép tủy xương, nhưng các tế bào cũng có thể được lấy từ máu cuống rốn.

Nghiên cứu đang được tiến hành để phát triển nhiều nguồn tế bào gốc khác nhau cũng như áp dụng các phương pháp điều trị tế bào gốc cho các bệnh thoái hóa thần kinh và một số bệnh lý như tiểu đường và tim mạch,...

Ưu điểm của phương pháp điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc

Theo thông tin trên trang web của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, việc điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc có một số ưu điểm như:

- Giảm nguy cơ bị đào thải: Trong liệu pháp tế bào gốc, tế bào gốc của chính bệnh nhân (tự thân) thường được sử dụng để điều trị làm giảm nguy cơ bị hệ thống miễn dịch đào thải.

- Có thể điều trị các bệnh khác nhau: Liệu pháp tế bào gốc hiện đang được nghiên cứu và ứng dụng, thử nghiệm điều trị cho nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm: Parkinson, Alzheimer, tiểu đường, bại não, tự kỷ, lupus ban đỏ, ung thư và nhiều bệnh khác.

- Tăng tốc độ chữa lành: Đã có những nghiên cứu sử dụng liệu pháp tế bào gốc để tăng tốc độ chữa lành và phục hồi sau các chấn thương như căng cơ, gân và chấn thương khớp, đặc biệt ở những vận động viên hoặc người chơi thể dục, thể thao...

Theo Đời sống
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi là người chưa được tiêm ngừa virus sởi, nhất là trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây.
back to top