3 lần phẫu thuật sẹo lồi sau bấm lỗ tai

Bệnh nhân Phạm Trường G, nam, 23 tuổi (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đến Bệnh viện K khám vì thấy một “khối u” to ở vành tai. Kết quả thăm khám được chẩn đoán sẹo lồi vành tai trái.

Bệnh nhân cho biết, cách đây 5 năm đi bấm lỗ tai. Sau bấm bị nhiễm trùng, xuất hiện sẹo lồi, lúc đầu nhỏ sau đó sẹo ngày càng to.

Bệnh nhân đã đi phẫu thuật 2 lần, sau mỗi lần phẫu thuật một thời gian sẹo mọc trở lại.

bam-lo-tai.jpg
3 lần phẫu thuật sẹo khổng lồ sau bấm lỗ tai thời trang

Lần này, sẹo to nhanh, ngứa gây ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ.

Bệnh nhân được chỉ định nhập viện xử trí cắt bỏ sẹo lồi và tạo hình lại vành tai. Sau mổ, kết quả ban đầu tương đối khả quan. Hiện tại bệnh nhân ổn định, sẽ được xuất viện trong một vài ngày tới.

BSCKII Nguyễn Quốc Dũng, Khoa Phẫu thuật đầu mặt, Bệnh viện K – người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết, đây là một phẫu thuật không khó, nhưng do sẹo lồi kích thước lớn phải cắt bỏ nhiều phần vành tai, tạo hình khó, ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ.

Sau mổ nguy cơ tái phát là rất cao, bởi bệnh nhân này có cơ địa sẹo lồi, nên theo dõi sau mổ là cần thiết. Nếu không nguy cơ sẹo tái phát là khó tránh khỏi.

bam-lo-tai-1.jpg
Phẫu thuật cắt sẹo khổng lồ và tạo hình lại vành tai cho bệnh nhân
Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top