3 cánh cổng tam quan độc đáo, nổi tiếng ở Việt Nam
Quốc Lê
Cùng điểm qua những cánh cổng tam quan có kiến trúc độc đáo, được coi như công trình biểu tượng tại các địa phương ở Việt Nam.
chia sẻ
1. Nằm trên đường Nguyễn Trung Trực - trục đường chính của thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, cổng tam quan Rạch Giá được xây dựng vào năm 1955, là công trình kiến trúc gắn liền với đời sống tinh thần người dân địa phương.
Cánh cổng được thiết kế với ba ô cửa hình vòng cung mềm mại, khác với các kiểu cổng tam quan thường thấy. Trên mỗi vòm cổng có hai tầng mái.
Khi mới được xây dựng, cổng có vai trò như một điểm mốc đánh dấu cửa ngõ của thị xã Rạch Giá. Sau một quá trình phát triển đô thị của Rạch Giá, cổng tam quan từ vị trí cửa ngõ trở thành một công trình nằm ở trung tâm thành phố.
Cảnh quan của khu vực thay đổi chóng mặt theo thời gian, chỉ có cánh cổng vẫn giữ nguyên diện mạo sau gần một thế kỷ tồn tại. Ngày nay, cổng tam quan Rạch Giá được coi là biểu tượng của thành phố biển Rạch Giá cũng như toàn tỉnh Kiên Giang.
2. Nằm ở số 23 Tống Duy Tân, góc Đông Nam trong Kinh thành, Cơ Mật Viện (nay là trụ sở của TT Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) là một di tích lịch sử nổi tiếng của Cố đô Huế. Công trình đặc sắc nhất của di tích này là cánh cổng tam quan có kiến trúc độc đáo hiếm có.
Cổng tam quan của Cơ Mật Viện là sự kết hợp độc đáo giữa phong cách kiến trúc phương Đông và phương Tây, phản ánh bối cảnh lịch sử khi công trình được xây dựng. Công trình có từ đợt xây dựng đầu tiên của Cơ Mật Viện, kéo dài từ năm 1899 đến 1903.
Đây chính là công trình còn nguyên vẹn nhất của Cơ Mật Viện, chưa bị tàn phá hoặc biến dạng như các công trình còn lại của di tích lịch sử này.
Do tính chất độc đáo, dễ nhận biết, cổng tam quan của Cơ Mật Viện đã xuất hiện trên nhiều bưu ảnh của người Pháp một thế kỷ trước như một trong những công trình tiêu biểu của Huế.
3. Tọa lạc tại phường 1, quận Bình Thạnh, TP HCM, khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) hay Lăng Ông Bà Chiểu, là khu lăng mộ bề thế bậc nhất Sài Gòn - Gia Định xưa. Công trình mang tính điểm nhấn của khu lăng mộ chính là cánh cổng tam quan bề thế.
Cổng tam quan của lăng Tả quân Lê Văn Duyệt được xây dựng vào năm 1949, trong một đợt trùng tu di tích quy mô lớn, Công trình có một số nét tương đồng với cổng tam quan Rạch Giá với ba vòm cửa tròn xây bằng gạch, trên mỗi vòm cửa có hai tầng mái.
Trên vòm cửa chính giữa có các chữ Nho, dịch ra là “Thượng Công Miếu”. Kiến trúc của cánh cổng vẫn được gìn giữ nguyên vẹn như khi mới xây dựng.
Trong những thập niên 1950-1970, cổng tam quan của lăng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt từng được chọn làm biểu tượng của vùng đất Sài Gòn - Gia Định.
Gia chủ là một nhiếp ảnh gia, người có niềm đam mê với nguyên vật liệu thô và thủ công. Vì vậy, gạch thô, đá mài, gỗ tự nhiên, bê tông thô là những vật liệu chính được sử dụng cho dự án này.
Penthouse của Hà Anh Tuấn có tổng diện tích 240 m2, được xây dựng theo dạng duplex với 4 phòng ngủ. Điểm nổi bật trong căn hộ là view hướng sông Sài Gòn đẹp mắt.
Bb Home là mẫu nhà tre từng giành giải Highly Commended Awards của giải thưởng kiến trúc AR House Awards 2014 và đoạt giải giải Nhất (Winner)/ hạng mục Kiến trúc nhỏ trong Giải thưởng Kiến trúc Mỹ (AAP) năm 2017.
Với kiến trúc độc đáo cùng cảnh quan cao nguyên thơ mộng, từ nhiều năm nay những ngôi chùa này đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Đà Lạt.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn, cùng với việc các hồ thủy điện xả lũ, khiến nước sông từ thượng nguồn đổ về lớn. Tại Hà Nội, mực nước sông Hồng dâng cao, nhiều bãi hoa màu của người dân chìm trong biển nước.
Các "ngăn kéo" được căn chỉnh trên cùng một hướng bằng cách tạo vách ngăn xen kẽ. Do đó, người nhìn có ấn tượng về các phòng dường như được phân bố không đồng đều.