2 trường hợp trẻ tử vong ở Bắc Giang và Hà Nội là do sốc phản vệ

Sáng 30/11, thông tin về chiến dịch tiêm văcxin cho trẻ từ 12 – 17 tuổi, Bộ Y tế cho biết, Hội đồng chuyên môn về biến cố sau tiêm chủng xác định nguyên nhân tử vong của 2 trường hợp này liên quan đến phản ứng phản vệ độ IV, không liên quan đến văcxin và thực hành tiêm chủng.

Tính đến ngày 28/11/2021 trên toàn quốc đã có 34/63 tỉnh thành phố triển khai tiêm văcxin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi, với 3.512.874 mũi tiêm đã được thực hiện. Tỉ lệ tiêm mũi 1 ước tính là 31,1% và mũi 2 là 684.131 liều ( ước tính 7,5%).

Một số tỉnh có tỉ lệ tiêm văcxin COVID-19 đạt trên 60% tổng số đối tượng 12- 17 tuổi như: Hà Nam, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TPHCM, Tiền Giang, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang.

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh, ghi nhận có 10.573 (chiếm 0,3%) trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng, chủ yếu là phản ứng tại chỗ, đau tại chỗ tiêm. Có 3 trường hợp tai biến nặng sau tiêm đã ghi nhận tại Hà Nội, Bắc Giang, trong đó có 2 trường hợp tử vong.

Hội đồng chuyên môn về biến cố sau tiêm chủng xác định nguyên nhân tử vong của 2 trường hợp này liên quan đến phản ứng phản vệ độ IV, không liên quan đến văcxin và thực hành tiêm chủng.

Cũng theo Bộ Y tế, trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai tiêm văcxin Pfizer cho người từ 18 tuổi trở lên, với tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 17.214.268, trong đó mũi 1 là 8.990.664 liều và mũi 2 là 8.253.604.

22-tinh-tiem-vx-cho-tre.jpg
Trường hợp trẻ tử vong ở Bắc Giang và Hà Nội không liên quan đến vắc xin COVID-19

Theo báo cáo của các tỉnh thành phố, các phản ứng thông thường sau tiêm chủng được ghi nhận tương tự như khuyến cáo của nhà sản xuất, có 60 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng được báo cáo (tỉ lệ 3,4/1 triệu văcxin liều sử dụng), hầu hết là phản ứng phản vệ độ II.

Bộ Y tế, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia kêu gọi và mong muốn nhận được sự ủng hộ, tin tưởng và chủ động tham gia của các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ, phối hợp cùng ngành y tế, nhà trường để con em mình có cơ hội được tiêm văcxin phòng COVID-19 an toàn, đủ liều.

Theo Đời sống
Xuất huyết não vì tự ý bỏ thuốc huyết áp

Xuất huyết não vì tự ý bỏ thuốc huyết áp

Khi ngừng thuốc trị tăng huyết áp đột ngột, huyết áp có thể tăng lên quá cao, mạch máu não không chịu nổi áp lực cao có thể bị vỡ, lúc đó bệnh nhân bị xuất huyết não, gây liệt nửa người, liệt hoàn toàn,...
back to top