17,4% diện tích TP.HCM có nguy cơ ngập vào năm 2100.

Thông tin trên được nêu trong kịch bản biến đổi khí hậu phiên bản mới nhất do Bộ TNMT công bố

Theo đó, kịch bản lần này đã cung cấp bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng cho các khu vực đồng bằng, ven biển, các đảo và quần đảo của Việt Nam. 

Bản đồ này được xây dựng dựa trên kịch bản mực nước biển dâng trung bình do biến đổi khí hậu mà chưa tính đến đầy đủ các yếu tố khác có liên quan như sự nâng hạ địa chất, thay đổi địa hình, sụt lún đất do khai thác nước ngầm cùng việc xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi…

Nơi có nguy cơ ngập nhiều nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 47,29% diện tích. Trong đó, Cà Mau và Kiên Giang nguy cơ có trên 75% diện tích bị ngập trong vòng 80 năm tới.

TP.HCM cũng có nguy cơ ngập 15,21% diện tích nếu mực nước biển dâng 80 cm và ngập khoảng 17,15% diện tích nếu nước biển dâng 100 cm.

Trong đó, quận Bình Tân và thành phố Thủ Đức đứng trước nguy cơ ngập cao nhất, tương ứng với 80,35% và 64,47% diện tích có thể ngập vào cuối thế kỷ XXI.

Theo kịch bản của Bộ TNMT, đến năm 2100, TP. HCM chỉ còn các quận 1, 10, 3, 5, Phú Nhuận, Tân Bình là ít bị ảnh hưởng bởi ngập (chỉ ngập 0 -1%).

Ở phía bắc, 13,2% diện tích của Đồng bằng sông Hồng có thể bị ngập trong vòng 80 năm nữa. Trong đó, Nam Định là địa phương có nguy cơ ngập cao nhất miền Bắc với khoảng 43,67% diện tích.

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top