10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019

Báo Tin tức trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019, do Ban biên tập Tin kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam bình chọn:

<div> <div> <p><strong>1.&nbsp;Tăng trưởng GDP thuộc nh&oacute;m h&agrave;ng đầu khu vực&nbsp;</strong></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="Chú thích ảnh" src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/14/khoanh-20khac-20phat-20song-205g-20va-20dua-20vao-20khai-20thac-20he-20thong-20iot.jpg" /> <figcaption>Việt Nam lần đầu ti&ecirc;n thử nghiệm ph&aacute;t s&oacute;ng 5G tr&ecirc;n mạng Viettel.</figcaption> </figure> </div> <p>Năm 2019, Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 7,03% trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược trong khu vực v&agrave; tr&ecirc;n thế giới gia tăng. Đ&acirc;y l&agrave; năm thứ hai li&ecirc;n tiếp Việt Nam ho&agrave;n th&agrave;nh tất cả 12/12 chỉ ti&ecirc;u Quốc hội đề ra; trong đ&oacute; xuất si&ecirc;u đạt mức kỷ lục 9,94 tỷ USD, vốn FDI đăng k&yacute; đạt 38,02 tỷ USD - l&agrave; mức cao nhất trong v&ograve;ng 10 năm qua, bội chi ng&acirc;n s&aacute;ch thấp, lạm ph&aacute;t dưới 3%. Đ&acirc;y cũng l&agrave; năm thứ tư li&ecirc;n tiếp Việt Nam kiểm so&aacute;t lạm ph&aacute;t dưới 4%.</p> <p><strong>2.&nbsp;K&yacute; c&aacute;c hiệp định thương mại tự do v&agrave; bảo hộ đầu tư với EU sau 9 năm đ&agrave;m ph&aacute;n</strong></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="Chú thích ảnh" src="https://khds.1cdn.vn/2019/11/27/leky6.jpg" /> <figcaption>Thủ tướng Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c chứng kiến k&yacute; Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam v&agrave; Li&ecirc;n minh ch&acirc;u &Acirc;u. Ảnh: L&acirc;m Kh&aacute;nh/TTXVN</figcaption> </figure> </div> <p>Ng&agrave;y 30/6/2019, Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) v&agrave; Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam v&agrave; Li&ecirc;n minh ch&acirc;u &Acirc;u (EU) ch&iacute;nh thức được k&yacute; kết tại H&agrave; Nội. Đ&acirc;y l&agrave; hai hiệp định thương mại, đầu tư thế hệ mới c&oacute; quy m&ocirc; lớn nhất, ti&ecirc;u chuẩn cao nhất giữa Việt Nam v&agrave; EU. Cam kết x&oacute;a bỏ thuế nhập khẩu l&ecirc;n tới gần 100% biểu thuế v&agrave; gi&aacute; trị thương mại l&agrave; mức cắt giảm thuế cao nhất trong c&aacute;c FTA m&agrave; Việt Nam đ&atilde; từng k&yacute; kết. Hiệp định EVIPA cũng c&oacute; &yacute; nghĩa quan trọng, bảo đảm một m&ocirc;i trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, th&ocirc;ng tho&aacute;ng hơn cho c&aacute;c nh&agrave; đầu tư to&agrave;n cầu.</p> <p><strong>3.&nbsp;Lần đầu ti&ecirc;n Bộ Ch&iacute;nh trị ban h&agrave;nh Nghị quyết về thu h&uacute;t đầu tư nước ngo&agrave;i</strong></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="Chú thích ảnh" src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/02/dau-tu-nuoc-ngoai.jpg" /> <figcaption>D&acirc;y chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại C&ocirc;ng ty TNHH Bokwang Vina (Khu c&ocirc;ng nghiệp Điềm Thụy, tỉnh Th&aacute;i Nguy&ecirc;n). Ảnh: Ho&agrave;ng H&ugrave;ng/TTXVN</figcaption> </figure> </div> <p>Ng&agrave;y 20/8/2019, Bộ Ch&iacute;nh trị ban h&agrave;nh&nbsp;Nghị quyết số 50-NQ/TW&nbsp;về &ldquo;Định hướng ho&agrave;n thiện thể chế, ch&iacute;nh s&aacute;ch, n&acirc;ng cao chất lượng, hiệu quả hợp t&aacute;c đầu tư nước ngo&agrave;i (FDI) đến năm 2030&rdquo;. Việc lần đầu ti&ecirc;n Bộ Ch&iacute;nh trị ban h&agrave;nh một Nghị quyết chuy&ecirc;n đề về FDI đ&atilde; được c&aacute;c nh&agrave; đầu tư trong v&agrave; ngo&agrave;i nước đ&aacute;nh gi&aacute; cao. Nghị quyết chỉ r&otilde; ưu ti&ecirc;n chiến lược của Việt Nam trong thu h&uacute;t FDI giai đoạn tới l&agrave; c&aacute;c dự &aacute;n c&oacute; c&ocirc;ng nghệ mới, c&ocirc;ng nghệ cao, c&ocirc;ng nghệ sạch, quản trị hiện đại, c&oacute; gi&aacute; trị gia tăng cao, c&oacute; t&aacute;c động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất v&agrave; cung ứng to&agrave;n cầu. Nghị quyết l&agrave; tiền đề để Việt Nam thu h&uacute;t nguồn vốn FDI thế hệ mới c&oacute; chất lượng cao hơn.</p> <p><strong>4. Việt Nam tăng 10 bậc trong Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh to&agrave;n cầu 2019</strong></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="Chú thích ảnh" src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/22/fdi.jpg" /> <figcaption>D&acirc;y chuyền h&agrave;n khung xe &ocirc; t&ocirc; tại C&ocirc;ng ty &ocirc; t&ocirc; Toyota Việt Nam, vốn đầu tư của Nhật Bản tại Vĩnh Ph&uacute;c. Ảnh: Danh Lam/TTXVN</figcaption> </figure> </div> <p>Ng&agrave;y 9/10/2019, Diễn đ&agrave;n Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết,&nbsp;chỉ số Năng lực cạnh tranh to&agrave;n cầu (GCI) của Việt Nam đ&atilde; tăng 10 bậc, từ mức xếp hạng 77 của năm 2018&nbsp; l&ecirc;n mức xếp hạng 67 trong năm 2019. Lần đầu ti&ecirc;n, Việt Nam đ&atilde; vươn l&ecirc;n trong nửa tr&ecirc;n của bảng xếp hạng thế giới trong số 141 nền kinh tế được xếp hạng. Việt Nam cũng được ghi nhận l&agrave; quốc gia c&oacute; điểm số tăng mạnh nhất to&agrave;n cầu. Đ&acirc;y l&agrave; kết quả của những nỗ lực bền bỉ trong c&ocirc;ng cuộc cải c&aacute;ch m&agrave; Ch&iacute;nh phủ Việt Nam đang tiến h&agrave;nh với bối cảnh căng thẳng địa ch&iacute;nh trị v&agrave; thương mại đang khiến kinh tế thế giới c&oacute; nhiều bất ổn. C&ugrave;ng với sự đ&aacute;nh gi&aacute; của WEF, những nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam đ&atilde; được nhiều tổ chức v&agrave; truyền th&ocirc;ng quốc tế đ&aacute;nh gi&aacute; cao với h&agrave;ng loạt th&ocirc;ng tin t&iacute;ch cực về m&ocirc;i trường đầu tư của Việt Nam.</p> <p><strong>5.&nbsp;Dịch tả lợn ch&acirc;u Phi xuất hiện tr&ecirc;n diện rộng&nbsp;</strong></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="Chú thích ảnh" src="https://khds.1cdn.vn/2019/11/30/van-20long-20ttxvn.jpg" /> <figcaption>Lực lượng chức năng ch&ocirc;n lấp, rắc v&ocirc;i bột ti&ecirc;u hủy lợn bệnh. Ảnh Văn Long/TTXVN</figcaption> </figure> </div> <p>Ng&agrave;y 19/2/2019, Bộ N&ocirc;ng nghiệp v&agrave; Ph&aacute;t triển n&ocirc;ng th&ocirc;n ch&iacute;nh thức c&ocirc;ng bố th&ocirc;ng tin Việt Nam lần đầu ti&ecirc;n xuất hiện dịch tả lợn ch&acirc;u Phi.&nbsp;Đ&acirc;y được xem l&agrave; dịch bệnh nguy hiểm, hiện chưa c&oacute; vắc xin ph&ograve;ng chống v&agrave; chưa thể chữa trị.&nbsp;Bộ N&ocirc;ng nghiệp v&agrave; Ph&aacute;t triển n&ocirc;ng th&ocirc;n nhận định chưa c&oacute; loại dịch n&agrave;o g&acirc;y ra t&aacute;c hại lớn v&agrave; kh&oacute; khăn trong qu&aacute; tr&igrave;nh ứng ph&oacute; như dịch tả lợn ch&acirc;u Phi.&nbsp;To&agrave;n hệ thống ch&iacute;nh trị đ&atilde; quyết liệt trong c&ocirc;ng t&aacute;c ph&ograve;ng chống dịch.&nbsp;T&iacute;nh đến trung tuần th&aacute;ng 12, tổng số lợn bị bệnh buộc phải ti&ecirc;u hủy l&agrave; gần 6 triệu con với trọng lượng 342.802 tấn, chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng lợn cả nước.&nbsp;Dịch đ&atilde; l&agrave;m nguồn cung thịt lợn tr&ecirc;n thị trường khan hiếm, đẩy gi&aacute; thịt lợn tăng cao trong những th&aacute;ng cuối năm.</p> <p><strong>6.&nbsp;Ho&agrave;n th&agrave;nh Chương tr&igrave;nh mục ti&ecirc;u quốc gia x&acirc;y dựng n&ocirc;ng th&ocirc;n mới trước gần 2 năm</strong></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="Chú thích ảnh" src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/21/ntm.jpg" /> <figcaption>Ng&agrave;y 22/5, UBND huyện Điện Bi&ecirc;n (tỉnh Điện Bi&ecirc;n) đ&atilde; tổ chức Lễ c&ocirc;ng nhận x&atilde; Mường Phăng đạt chuẩn n&ocirc;ng th&ocirc;n mới. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN</figcaption> </figure> </div> <p>Ng&agrave;y 19/10/2019, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương tr&igrave;nh mục ti&ecirc;u quốc gia x&acirc;y dựng n&ocirc;ng th&ocirc;n mới tổ chức Hội nghị to&agrave;n quốc Tổng kết 10 năm Chương tr&igrave;nh mục ti&ecirc;u quốc gia x&acirc;y dựng n&ocirc;ng th&ocirc;n mới giai đoạn 2010-2020. Sau gần 10 năm, Chương tr&igrave;nh đ&atilde; thay đổi căn bản diện mạo n&ocirc;ng th&ocirc;n Việt Nam, vị thế người n&ocirc;ng d&acirc;n được n&acirc;ng cao, đời sống cải thiện r&otilde; n&eacute;t, sản xuất n&ocirc;ng nghiệp tiếp tục được cơ cấu theo hướng hiện đại, bền vững hơn. Đặc biệt, chương tr&igrave;nh đ&atilde; huy động được nguồn lực lớn với 2,4 triệu tỷ đồng ph&aacute;t triển c&aacute;c thiết chế hạ tầng, sản xuất, đời sống, văn h&oacute;a - x&atilde; hội khu vực n&ocirc;ng th&ocirc;n. Đến th&aacute;ng 10/2019, cả nước đ&atilde; c&oacute; 4.665 x&atilde;, chiếm 52,4% tổng số x&atilde; của cả nước được c&ocirc;ng nhận đạt chuẩn n&ocirc;ng th&ocirc;n mới, vượt 2,4% so với mục ti&ecirc;u đề ra. Với quan điểm &quot;x&acirc;y dựng n&ocirc;ng th&ocirc;n mới chỉ c&oacute; điểm đầu, chưa v&agrave; kh&ocirc;ng c&oacute; điểm kết th&uacute;c&rdquo;, Thủ tướng Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c y&ecirc;u cầu c&aacute;c địa phương v&agrave; c&aacute;c ng&agrave;nh tiếp tục hưởng ứng phong tr&agrave;o thi đua &ldquo;Cả nước chung sức x&acirc;y dựng n&ocirc;ng th&ocirc;n mới giai đoạn 2021-2025&rdquo;.</p> <p><strong>7.&nbsp;C&aacute;c ng&acirc;n h&agrave;ng thương mại với cuộc đua tăng vốn điều lệ</strong></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="Chú thích ảnh" src="https://khds.1cdn.vn/2019/11/28/vpbankanh.jpg" /> <figcaption>Hoạt động giao dịch tại VPBank. Ảnh: L&ecirc; Ho&agrave;ng Tuấn.</figcaption> </figure> </div> </div> <div> <p>Năm 2019 ghi nhận việc một loạt ng&acirc;n h&agrave;ng thương mại tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo tỷ lệ an to&agrave;n vốn theo quy định của Ng&acirc;n h&agrave;ng Nh&agrave; nước tại Th&ocirc;ng tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an to&agrave;n vốn đối với ng&acirc;n h&agrave;ng thương mại, chi nh&aacute;nh ng&acirc;n h&agrave;ng nước ngo&agrave;i theo phương ph&aacute;p ti&ecirc;u chuẩn của Basel II c&oacute; hiệu lực thi h&agrave;nh từ ng&agrave;y 1/1/2020. Hiện đ&atilde; c&oacute; 18 ng&acirc;n h&agrave;ng trong hệ thống đ&aacute;p ứng chuẩn Basel II, trong đ&oacute; c&oacute; 16 ng&acirc;n h&agrave;ng trong nước v&agrave; 2 ng&acirc;n h&agrave;ng nước ngo&agrave;i. Basel II l&agrave; chuẩn mực cao nhất được &aacute;p dụng tại nhiều quốc gia nhằm x&aacute;c định c&aacute;c ti&ecirc;u chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của c&aacute;c ng&acirc;n h&agrave;ng v&agrave; tăng cường hệ thống t&agrave;i ch&iacute;nh... Ti&ecirc;u chuẩn n&agrave;y sẽ gi&uacute;p c&aacute;c ng&acirc;n h&agrave;ng thương mại đảm bảo c&aacute;c chỉ số vốn, y&ecirc;u cầu về thanh khoản, quản trị rủi ro đạt chuẩn quốc tế, g&oacute;p phần củng cố nền tảng vững chắc cho hệ thống t&agrave;i ch&iacute;nh t&iacute;n dụng v&agrave; cho nền kinh tế.</p> <p><strong>8. B&ugrave;ng nổ thị trường h&agrave;ng kh&ocirc;ng tư nh&acirc;n</strong></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="Chú thích ảnh" src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/13/bamboo-20airways.jpg" /> <figcaption>&nbsp;</figcaption> </figure> </div> <p>Ng&agrave;y 16/1/2019, H&atilde;ng h&agrave;ng kh&ocirc;ng Bamboo Airways ch&iacute;nh thức gia nhập thị trường h&agrave;ng kh&ocirc;ng với chuyến bay thương mại đầu ti&ecirc;n Tp. Hồ Ch&iacute; Minh - H&agrave; Nội. Sau 8 năm, Việt Nam lại c&oacute; th&ecirc;m một h&atilde;ng h&agrave;ng kh&ocirc;ng mới ra đời, mở ra cuộc cạnh tranh gi&agrave;nh thị phần nội địa giữa c&aacute;c h&atilde;ng h&agrave;ng kh&ocirc;ng. Hiện c&oacute; th&ecirc;m C&ocirc;ng ty cổ phần H&agrave;ng kh&ocirc;ng Vinpear Air, C&ocirc;ng ty TNHH H&agrave;ng kh&ocirc;ng Lữ h&agrave;nh Việt Nam (Vietravel Airlines),&nbsp;C&ocirc;ng ty cổ phần h&agrave;ng kh&ocirc;ng Ng&ocirc;i sao Việt (Vietstar), C&ocirc;ng ty cổ phần H&agrave;ng kh&ocirc;ng Thi&ecirc;n Minh (dự &aacute;n H&atilde;ng h&agrave;ng kh&ocirc;ng C&aacute;nh Diều - Kite Airlines)... đang ho&agrave;n th&agrave;nh c&aacute;c thủ tục để khai th&aacute;c thương mại. C&ugrave;ng với đ&oacute;,&nbsp;nhiều doanh nghiệp&nbsp;tham gia đầu tư đ&agrave;o tạo nguồn nh&acirc;n lực đặc th&ugrave; của ng&agrave;nh h&agrave;ng kh&ocirc;ng như: th&agrave;nh lập Viện Đ&agrave;o tạo H&agrave;ng kh&ocirc;ng Bamboo Airways, trường Đ&agrave;o tạo nh&acirc;n lực kỹ thuật cao ng&agrave;nh h&agrave;ng kh&ocirc;ng Vinpearl Air, Học viện H&agrave;ng kh&ocirc;ng Vietjet.</p> <p><strong>9.&nbsp; Cơ hội bứt ph&aacute; trong cuộc C&aacute;ch mạng c&ocirc;ng nghiệp lần thứ tư</strong></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="Chú thích ảnh" src="https://khds.1cdn.vn/2019/11/29/congnghiep.jpg" /> <figcaption>Xưởng thực h&agrave;nh Tự động h&oacute;a tại Trung t&acirc;m Đ&agrave;o tạo Khu c&ocirc;ng nghệ cao Th&agrave;nh phố Hồ Ch&iacute; Minh. Ảnh: An Hiếu/TTXVN</figcaption> </figure> </div> <p>Ngày 27/9/2019, Bộ Ch&iacute;nh trị ban h&agrave;nh Nghị quyết số 52-NQ/TW về &ldquo;Một số chủ trương, ch&iacute;nh s&aacute;ch chủ động tham gia cuộc C&aacute;ch mạng c&ocirc;ng nghiệp lần thứ tư&rdquo;. Với quan điểm tận dụng c&oacute; hiệu quả c&aacute;c cơ hội do cuộc C&aacute;ch mạng c&ocirc;ng nghiệp lần thứ tư đem lại để th&uacute;c đẩy qu&aacute; tr&igrave;nh đổi mới m&ocirc; h&igrave;nh tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với thực hiện c&aacute;c đột ph&aacute; chiến lược v&agrave; hiện đại ho&aacute; đất nước, Nghị quyết đề ra mục ti&ecirc;u đến năm 2045, Việt Nam trở th&agrave;nh một trong những trung t&acirc;m sản xuất v&agrave; dịch vụ th&ocirc;ng minh, trung t&acirc;m khởi nghiệp, đổi mới s&aacute;ng tạo thuộc nh&oacute;m dẫn đầu khu vực ch&acirc;u &Aacute;. Nghị quyết ra đời thể hiện Việt Nam chủ động, t&iacute;ch cực tham gia cuộc C&aacute;ch mạng c&ocirc;ng nghiệp lần thứ tư. Đ&acirc;y l&agrave; nhiệm vụ c&oacute; &yacute; nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp b&aacute;ch, vừa l&acirc;u d&agrave;i của cả hệ thống ch&iacute;nh trị v&agrave; to&agrave;n x&atilde; hội, gắn với qu&aacute; tr&igrave;nh hội nhập quốc tế s&acirc;u rộng.</p> <p><strong>10.&nbsp;Khởi c&ocirc;ng dự &aacute;n cao tốc Bắc - Nam ph&iacute;a Đ&ocirc;ng</strong></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="Chú thích ảnh" src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/20/caotoc.jpg" /> <figcaption>Điểm đầu La Sơn, đ&acirc;y cũng l&agrave; điểm cuối tuyến Cam Lộ - La Sơn. Ảnh: Huy H&ugrave;ng/TTXVN</figcaption> </figure> </div> <p>Ng&agrave;y 16/9/2019, Thủ tướng Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c đ&atilde; ph&aacute;t lệnh khởi c&ocirc;ng Dự &aacute;n đường bộ cao tốc Cam Lộ - La Sơn đi qua tỉnh Quảng Trị v&agrave; Thừa Thi&ecirc;n - Huế. Đ&acirc;y l&agrave; dự &aacute;n đầu ti&ecirc;n trong 11 dự &aacute;n th&agrave;nh phần của Dự &aacute;n đường bộ cao tốc Bắc - Nam ph&iacute;a Đ&ocirc;ng. Dự &aacute;n đường bộ cao tốc Bắc - Nam ph&iacute;a Đ&ocirc;ng l&agrave; c&ocirc;ng tr&igrave;nh quốc gia ưu ti&ecirc;n đầu tư trong giai đoạn 2017-2020 đ&atilde;&nbsp;được Quốc hội th&ocirc;ng qua chủ trương đầu tư với tổng mức vốn&nbsp;l&agrave; 118.716 tỷ đồng, bao gồm 55.000 tỷ đồng vốn ng&acirc;n s&aacute;ch nh&agrave; nước, c&ograve;n lại l&agrave; nguồn vốn huy động ngo&agrave;i ng&acirc;n s&aacute;ch. Với tổng tuyến đường đầu tư khoảng 654 km,&nbsp;Dự &aacute;n c&oacute; vai tr&ograve; quan trọng trong việc giải tỏa &aacute;p lực cho quốc lộ 1,&nbsp;ho&agrave;n thiện hệ thống hạ tầng giao th&ocirc;ng, tạo động lực ph&aacute;t triển kinh tế - x&atilde; hội.</p> </div> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo baotintuc.vn
Lại chuyện lợi dụng quyền lực… phải trả giá nặng nhất?!

Lại chuyện lợi dụng quyền lực… phải trả giá nặng nhất?!

Những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng quyền lực trong hai vụ án liên quan Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn gần đây cho thấy, đồng tiền, lòng tham đã làm lu mờ phẩm chất, sự liêm chính dẫn đến sa ngã trước những “viên đạn bọc đường”.
Thu hồi Bath Gel - MM Professional của Công ty Mỹ Nguyên

Thu hồi Bath Gel - MM Professional của Công ty Mỹ Nguyên

Sản phẩm Bath Gel - MM Professional (chai 35ml, số lô 19/10/2023; ngày sản xuất 19/10/2023) của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Mỹ Nguyên (Công ty Mỹ Nguyên) bị Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc.
back to top