Đổi mới phát triển kinh tế biển kết hợp quốc phòng

(khoahocdoisong.vn) - Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn là doanh nghiệp quốc phòng - an ninh, họat động tại 17 tỉnh, thành phố trọng điểm cả nước và trên hầu hết các vùng biển, đảo của Tổ quốc, dẫn đầu cả nước trong kinh doanh khai thác cảng, dịch vụ logistics và các ngành kinh tế biển; giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn với 21 công ty con.

Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn với 21 công ty con.

Phát triển kinh tế biển gắn quốc phòng

Trước năm 1975, Tân Cảng Sài Gòn là cảng quân sự do Mỹ - ngụy xây dựng, cầu cảng, kho bãi đơn sơ dã chiến. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, ngày 15/3/1989 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Quân cảng Sài Gòn thuộc Quân chủng Hải quân với nhiệm vụ là cảng quân sự, kết hợp làm kinh tế.

Từ năm 2006 đến nay, chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và nâng cấp thành Tổng công ty, đã đổi mới toàn diện cơ chế quản lý điều hành, đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa cở hạ tầng, trang thiết bị đi đôi với công nghệ quản lý tiên tiến; mở rộng địa bàn hoạt động trên cả nước và vươn ra thị trường quốc tế.

Đến nay, Tổng công ty có 47 đầu mối gồm 17 cơ quan, đơn vị trực thuộc, 30 công ty thành viên hoạt động trên 3 trụ cột kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.

Đối với kinh doanh khai thác cảng Tổng Công ty đang quản lý và khai thác hệ thống 16 cảng biển hiện đại trên cả nước; Kinh doanh dịch vụ logistics năng lực trên 700.000m2 kho hàng, trên 900 xe đầu kéo, 91 sà lan, Tân cảng cung cấp các giải pháp logistics trọn gói cho khách hàng; Về kinh doanh vận tải và các ngành kinh tế biển phát triển đội tàu vận tải biển với tổng sức chở trên 3.200 teu/lượt, cho phép kết nối lưu thông hiệu quả hoạt động logistics. Phát triển đa dạng, hiệu quả các dịch vụ kinh tế biển, đảo;

Đi đôi với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Quân cảng Sài Gòn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự và đối ngoại quốc phòng. Hệ thống cảng biển, các cơ sở dịch vụ, trang thiết bị, phương tiện luôn có tính lưỡng dụng, phục vụ cả 2 nhiệm vụ quân sự và kinh tế; là các căn cứ hậu cần trong thời bình cũng như thời chiến, sẵn sàng chi viện cho các vùng biển đảo, thực hiện nhiệm vụ tác chiến theo mệnh lệnh của Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng.

Hiện nay, Thương hiệu Tân cảng Sài Gòn đã khẳng định được vị thế, quy mô trong nền kinh tế biển quốc gia, chiếm gần 50% thị phần cả nước, Top 21 nhà khai thác cảng container lớn nhất thế giới; đứng đầu Top 10 doanh nghiệp logistics hàng đầu Việt Nam, góp phần quan trọng trong kết nối lưu thông hàng hóa, phát triển bền vững kinh tế biển.

Tân Cảng Sài Gòn là doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng, dịch vụ logistics, các ngành kinh tế biển kết hợp quốc phòng

Tân Cảng Sài Gòn là doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng, dịch vụ logistics, các ngành kinh tế biển kết hợp quốc phòng

Đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh

Để thực hiện nhiệm vụ Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn xác định Chiến lược phát triển doanh nghiệp là: “Nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng đầu tư, kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững” trên 3 trụ cột kinh doanh: Kinh doanh khai thác cảng; kinh doanh dịch vụ logistics, kinh doanh vận tải và các ngành kinh tế biển.

Trong đó năm 2019,  Công ty mẹ - Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cần nguồn vốn trên 28.555 tỷ đồng. Trong đó vốn chủ sở hữu cần đảm bảo trên 5.007 tỷ đồng, 23.547 tỷ đồng còn lại từ nguồn vốn vay và nguồn vốn từ các đối tác khác.

Do đó, ngày 27/3/2019, Tổng Công ty đã có văn bản đề nghị tăng vốn điều lệ từ 6.931 tỷ đồng lên 10.579 tỷ đồng và Bộ Quốc phòng đã có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị tăng vốn điều lệ cho Tổng Công ty. Đồng thời, các công ty con trong Tổng Công ty cũng đã có nghị quyết  tăng vốn điều lệ với mục tiêu đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm nâng cao năng suất chất lượng dịch vụ, tuy nhiên đang chờ thủ tục cho phép của các cơ quan chức năng, dự kiến sẽ triển khai trong quý 4/2019.

Trong chiến lược phát triển của Tổng Công ty đến năm 2025, Tổng công ty xác định tập trung đi sâu vào các giải pháp nâng cao năng lực tài chính. Trong đó, tăng cường công tác thu hồi công nợ, tập trung vào các khách hàng có doanh thu lớn, công nợ cao (đặc biệt là các hãng tàu) bằng các chính sách chiết khấu thanh toán…là giải pháp mang tính đột phá.

Đối với các khách hàng dịch vụ logistics, tập trung rút ngắn thời gian quyết toán lô hàng, xuất hoá đơn thu hồi công nợ đúng hạn. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ thu hồi công nợ đạt 98% đối với khách hàng là hãng tàu và 92% đối với khách hàng dịch vụ logistics, hạn chế công nợ khó đòi.

Thực tế trong thời gian qua, tỷ lệ thu hồi công nợ tại Tổng Công ty là 95%. Nợ khó đòi chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ phải thu. Do đặc thù kinh doanh, hầu hết các khách hàng đều có tài sản nằm tại các cảng trong hệ thống nên cũng là một lợi thế trong việc thu hồi công nợ. Vì vậy, nợ phải thu năm 2018 là 2.853,2 tỷ đồng, dự phòng phải thu khó đòi là 12,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Tuy nhiên việc xác nhận công nợ đối với một số khách hàng cuối năm chưa làm triệt để, qua kết quả thanh tra tại 10 công ty thành viên cho thấy tỷ lệ xác nhận công nợ là 91,32%, còn 8,68% khách hàng tương ứng với 320 tỷ đồng công nợ chưa được xác nhận, nguyên nhân do một số khách hàng nước ngoài xác nhận công nợ qua thư điện tử và chưa được phản hồi.

Tương tự như vậy, với nợ phải trả chưa được xác nhận tại 10 công ty được thanh tra là 670 tỷ chiếm 23.4% nợ phải trả. Tập trung phần lớn là của Công ty TNHH MTV Xây dựng công trình Tân Cảng. Đây là công ty xây dựng các công trình biển đảo, khoản tiền này là khoản ứng trước theo kế hoạch của các công trình và sẽ được thanh quyết toán khi nghiệm thu công trình. Đến thời điểm này, các khoản nợ đã được thanh toán theo đúng kế hoạch.

Trong kinh doanh, với định hướng phát cốt lõi,  Tổng Công ty đang triển khai các dự án nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, khả năng cạnh tranh và phát triển ngành nghề logistics như: phát triển cụm cảng tại ĐBSCL; Khu dịch vụ Tân cảng - Long Bình; Khu dịch vụ tại Hải Phòng; Khu dịch vụ tại Bà Rịa - Vũng Tàu; phát triển, khai thác hiệu quả cảng ODA tại Cái Mép; đầu tư thêm trang thiết bị xếp dỡ và phương tiện vận tải thủy, bộ; nâng cấp khu dịch vụ hiện hữu tại cảng Tân cảng - Cát Lái.

Theo Đời sống
Giá thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép cuộn xây dựng đang được các nhà sản xuất trong nước điều chỉnh giảm thêm 100.000 đồng/tấn. Với việc giảm giá lần thứ ba của thép cuộn, tính từ đầu năm 2024 tới nay, tổng mức giảm lũy kế là 500.000 đồng/tấn.
back to top