Yeah1 Network: Được & mất trong mối quan hệ cộng sinh

(khoahocdoisong.vn) - Trước thông tin YouTube dừng hợp tác vì các kênh YouTube “bẩn”, Yeah1 thông báo sẽ bán lại ScaleLab cho các chủ sở hữu trước đây, với giá 12 triệu USD.

Ai được?

Từ năm 2015, Yeah1 trở thành đối tác đa kênh (Multi Channel Network – MCN) của YouTube, vừa quản lý kênh tự sở hữu và quản lý kênh cho bên thứ ba (tức làm trung gian kết nối người sáng tạo nội dung video và Youtube). Mô hình hoạt động khá tương đồng với hình thức quản lý kênh tự sở hữu, tỷ lệ ăn chia giữa Youtube và Yeah1 Network cũng tương tự như các đối tác là 45%-55%.

Nhưng trên thực tế Yeah1 Network sẽ giữ từ 5%-30% doanh thu quản lý kênh đối tác, phần doanh thu còn lại thanh toán cho chủ sở hữu các kênh. Có thể thấy, với mô hình hoạt động của MCN, phía được lợi nhiều nhất là YouTube. 

Trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018, doanh thu của Yeah1 qua hoạt động MCN là 462 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 28% trong cơ cấu doanh thu phân theo mảng kinh doanh. Ví dụ về tính phép tính đơn giản nhất từ con số doanh thu của Yeah1 Network thì Yeah1 đã đem về cho YouTube khoảng 378 tỷ đồng. 

Đặt mục tiêu doanh thu từ YouTube lên 663 tỷ đồng trong năm 2019, Yeah1 mở rộng thị trường Mỹ, Đông Nam Á, bằng việc chi 20 triệu USD mua lại ScaleLab, một công ty tại Mỹ chuyên về tối ưu hóa nội dung và tối đa hóa người xem trên YouTube. Trong thương vụ này, phía đối tác Mỹ nhận ngay 12 triệu USD tiền mặt và sẽ nhận thêm tối đa 8 triệu USD nếu đạt chỉ tiêu kinh doanh đề ra sau hai năm. Việc hợp nhất ScaleLab còn giúp Yeah1 trở thành một trong ba MCN lớn nhất toàn cầu với hơn 3.000 kênh và 6,9 tỷ lượt xem mỗi tháng. 

Tiếp theo, Yeah1 tiếp tục mua tài sản của tập đoàn truyền thông đa phương tiện Thoughtful Media tại Mỹ và Thoughtful Thailand Limited tại Thái Lan. Đây là MCN quản lý hơn 580 kênh tại Thái Lan, có thể mang về cho công ty 2-3 triệu USD doanh thu trong năm đầu và tăng lên 6-7 triệu USD trong hai năm tiếp theo. Nếu không gặp sự cố bị thông báo“trảm” sau tháng 3/2019,có khả năng Yeah1 sẽ đem lại cho YouTube khoảng 545 tỷ đồng doanh thu trong năm 2019.

Tuy nhiên, trong câu chuyện Yeah1 MCN, YouTube có vẻ không quan tâm lắm sự được và mất, mà thực thi chính sách đã đặt ra: "Chúng tôi quyết định thực thi các quyền trong hợp đồng và chấm dứt quan hệ hợp tác với một số mạng lưới đa kênh cùng với các công ty con của họ. Những công ty này bị phát hiện lặp lại các hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quy định của chúng tôi. Chúng tôi cần đảm bảo sự an toàn cho người xem cũng như những nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng YouTube". 

Ai mất?

Rõ ràng, ngoài việc Yeah1 mất nguồn thu từ hoạt động MCN, thì quyết định “trảm” của YouTube, là nguyên nhân đẩy mã cổ phiếu YEG giảm ròng từ 240.000 đồng xuống còn 197.200 đồng/cổ phiếu, lệnh rao bán còn thừa tới 340.000 cổ phiếu, giảm khoảng 21%, vốn hóa doanh nghiệp “bốc hơi” khoảng 1.500 tỷ đồng. Để “hãm phanh” rớt giá, ngày 4-3, Tập đoàn Yeah1 có hai văn bản gửi đến Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) thông báo về việc các ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống (Chủ tịch HĐQT) và Võ Thái Phong (Phó tổng Giám đốc tài chính) đăng ký mua vào lần lượt 100.000 và 50.000 cổ phiếu YEG để tăng tỉ lệ nắm giữ. Tuy nhiên, tình trạng cổ phiếu YEG vẫn không mấy khả quan. 

Bên cạnh đó, hơn 1.500 kênh YouTube lớn nhỏ do Yeah1 Network quản lý, trong đó có kênhcủa những người nổi tiếng như Vân Sơn, Hồ Ngọc Hà, Issac, Miss Universal Vietnam, Minh Hằng, Phan Mạnh Quỳnh… Tuy chưa có con số thiệt hại cụ thể, nhưng có thể nhìn thấy nguồn thu nhập bị mất đi từ các hợp đồng quảng cáo, chi phí sản xuất đã bỏ ra và khoản thu nhập định kỳ sẽ là rất lớn. Giải pháp để cứu kênh riêng có thể chờ quyết định từ thỏa thuận lại giữa Yeah1 và YouTube, hoặc các YouTuber có thể tìm cho mình “bến đỗ” mới từ hệ thống MCN khác. 

Với YouTube, quyết định loại bỏ Yeah1 thể hiện thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ tính an toàn cho cộng đồng, làm sạch môi trường mạng. Không có Yeah1 thì sẽ có những đối tác lớn khác mang lại nguồn thu nhập cho YouTube. Tuy nhiên, cộng đồng sẽ đặt câu hỏi lớn vềviệcYouTube trước đó đã “cắm cờ với Yeah1 bao nhiêu lần? Nếu đã quá 3 lần,liệu hệ thống YouTube có còn đáng tin cậy không? Các spider của YouTube có còn đủ “thông minh” để kiểm duyệt nội dung không? 

Ngược lại, Yeah1 không có YouTube thì sẽ có thể sử dụng nền tảng khác, chẳng hạn như Facebook, để phát triển hệ sinh thái cộng đồng của mình, bằng những nội dung tự tạo, hoặc liên kết? Vì nếu cạnh tranh giữa các nền tảng công nghệ là thu hút nhiều nội dung hay, thì Yeah1 là thương hiệu khá nổi trong sản xuất nội dung số.

Một đối tượng chưa thấy đề cập, à các nhãn hàng/doanh nghiệp – đối tác thật sự chi ra hàng tỷ đồng cho các hoạt động quảng cáo trên các nền tảng như YouTube - sẽ nghĩ gì khi mẫu quảng cáo của họ xuất hiện trong các clip có nội dung “bẩn”? Trách nhiệm liên đới do những thuật toán kiểm soát 6 phút xuất hiện và những keyword được cài đặt theo traffic lợi nhuận đang ở đâu ? 

Tháng 1/2017, Yeah1 từng bị cơ quan quản lý truyền thông Việt Nam xử phạt 20 triệu đồng về đăng tải nội dung nhảm nhí và bạo lực, thậm chí có nhiều phân cảnh gây ám ảnh cho người lớn… bằng những nhân vật yêu thích của trẻ em, như nữ hoàng băng giá Elsa, người nhện Spiderman, thằng hề kinh dị Joker, Batman... còn YouTube vẫn dửng dưng “im hơi lặng tiếng”. 

Hiện, khi YouTube thông báo ngừng hợp tác với Yeah1 vì liên quan tới nội dung “bẩn”, cũng chưa thấy Bộ Thông tin – Truyền thông sẽ có phản ứng, cho nên đây vẫn là vấn đề riêng của Yeah1 và YouTube.

Trước đó, vào năm 2017, cộng đồng đang cho rằng Yeah1 dung túng cho các kênh YouTube “bẩn”, Yeah1 khẳng định: "Trước những thông tin trái chiều nghi ngờ về nội dung có hại cho trẻ em, điển hình là “Momo Challenge” trong hệ thống kênh là nguyên nhân cho những sự cố vận hành YouTube, chúng tôi xin khẳng định, Yeah1 luôn định hướng tuân thủ các quy định về nội dung của YouTube, và chúng tôi không chấp nhận những nội dung có hại cho cộng đồng trong hệ thống”. 

Tới năm 2019, trước thông tin về việc YouTube dừng hợp tác vì các kênh Youtube “bẩn”, Yeah1 thông báo sẽ bán lại ScaleLab cho cho các chủ sở hữu trước đâyvới giá 12 triệu USD. Theo đó, chủ sở hữu ban đầu của ScaleLab, bao gồm Brenner Pass Investment Corp – đã mua lại tất cả các quyền đối và sẽ toàn quyền kiểm soát ScaleLab.

Theo Đời sống
Giá thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép cuộn xây dựng đang được các nhà sản xuất trong nước điều chỉnh giảm thêm 100.000 đồng/tấn. Với việc giảm giá lần thứ ba của thép cuộn, tính từ đầu năm 2024 tới nay, tổng mức giảm lũy kế là 500.000 đồng/tấn.
back to top