<div> <p>Ngày 5/1, Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai đã có báo cáo và đề nghị UBND tỉnh Gia Lai xử lý các đơn vị có liên quan đến các vi phạm tại Dự án Hồ chứa nước Ia Rtô có mức đầu tư 200 tỷ đồng. Cho rằng việc chủ đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ia Rtô quyết định thực hiện các công việc như: Xử lý thấm nền đập, bổ sung biện pháp dẫn dòng trong mùa lũ 2020… khi chưa có ý kiến của người quyết định đầu tư là vượt thẩm quyền, Sở NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh Gia Lai xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định pháp luật về quản lý cán bộ, công chức, viên chức.</p> <p>Sở NN&PTNT cũng đề nghị UBND tỉnh Gia Lai xử phạt theo quy định pháp luật đối với đơn vị chủ đầu tư dự án về hành vi tự quyết định điều chỉnh thiết kế mà không được thẩm định hoặc phê duyệt.</p> <center> </center> <table class="contentimg"> <tbody> <tr> <td class="img"><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2021/01/06/static-cand-com-vn_48fc7d7f-5e94-4a82-bfea-eee239110c74.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="note">Nhiều hạng mục của dự án thi công chậm tiến độ từ 3-5 tháng.</td> </tr> </tbody> </table> <p>Theo Sở NN&PTNT, quá trình khảo sát đánh giá địa chất nền đập, xác định trữ lượng và chỉ tiêu cơ lý của mỏ vật liệu đắp đập không phù hợp dẫn đến thiếu đất trong quá trình thi công, xác định cấp đất đá không phù hợp (phát sinh khối lượng đào đá móng tràn, vai tràn, móng cống). Do đó, Sở NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh Gia Lai xử phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị tư vấn thiết kế.</p> <p>Hạng mục xử lý nền đập (bổ sung thêm khoan phụt vữa) chưa được người quyết định đầu tư cho phép nhưng để tổ chức thi công là vi phạm. Do đó, Sở NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh Gia Lai xử phạt vi phạm hành chính và buộc đơn vị tư vấn giám sát có trách nhiệm tổ chức khắc phục hậu quả theo quy định.</p> <p>Đối với đơn vị thi công, hạng mục xử lý nền đập (bổ sung thêm khoan phụt vữa) chưa được người quyết định đầu tư cho phép nhưng đã tổ chức thi công là vi phạm. Do đó, Sở NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh Gia Lai xử phạt vi phạm hành chính; đơn vị thi công có trách nhiệm tổ chức khắc phục hậu quả theo quy định.</p> <p>Như Báo CAND đã phản ánh, Dự án Hồ chứa nước Ia Rtô có tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương. Dự án do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Gia Lai làm chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn lập dự án là Công ty TNHH Tư vấn Trường Đại học Thủy lợi. Nhà thầu xây lắp là Liên danh Công ty TNHH ĐTXD KACON và Công ty TNHH Xây dựng Thuận Nguyên; nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình là Liên danh Công ty CP Tư vấn xây dựng thủy lợi II (HEC II) và Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tân Việt.</p> <p>Theo quyết định đầu tư, dự án sẽ hoàn thành trong năm 2020 và phục vụ cấp nước tưới cho 600ha cây trồng (120ha lúa 2 vụ, 400ha mía, 80ha hoa màu) và cấp nước phục vụ sinh hoạt cho khoảng 40.000 người dân trên địa bàn thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.</p> <p>Trong quá trình xây dựng công trình, chủ đầu tư dự án đã tự ý thay đổi biện pháp xử lý thấm nền đập bằng tường hào Bentonai thành phương pháp khoan phụt vữa và tường hào Bentonai. Công việc này đã được tổ chức thực hiện xong từ tháng 6-2020 dù cơ quan thẩm quyền chưa cho phép thực hiện. Việc này đã làm tăng giá trị hợp đồng thêm 8,3 tỷ đồng. Đây là hành vi vi phạm quy định của Luật Xây dựng và quy định UBND tỉnh Gia Lai về quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tại Hạng mục đập của hồ chứa thiếu khoảng 240.000m3 đất đắp thượng, hạ lưu đập và lõi chống thấm. Kinh phí tăng thêm cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn… đề nghị bổ sung khoảng hơn 8,1 tỷ đồng.</p> <p>Nguyên nhân của tình trạng thiếu đất bồi đắp là do thiết kế bãi vật liệu để khai thác đắp đập không đủ trữ lượng; đất đắp khối chống thấm thiết kế khai thác ở bãi khai thác không phù hợp về cự ly theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện dự án còn phát sinh một số công việc khác với mức kinh phí dự kiến bổ sung khoảng hơn 6,1 tỷ đồng. Tổng cộng, kinh phí cho các khối lượng, công việc bổ sung và phát sinh nêu trên là khoảng hơn 23,1 tỷ đồng.</p> <p>Từ các nội dung sai phạm và công việc phát sinh không tính toán được khi thiết kế, lập dự án công trình đã dẫn đến tiến độ thi công các hạng mục công trình đều chậm hơn so với bảng tiến độ, ảnh hưởng đến tiến độ thi công vượt lũ của công trình.</p> <div class="aliaspost">Chí Hào</div> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Xử phạt các đơn vị liên quan đến sai phạm tại hồ chứa nước Ia Rtô
Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh Gia Lai xử phạt đơn vị chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và đơn vị thi công do liên quan đến các sai phạm tại Dự án Hồ chứa nước Ia Rtô (xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) khiến công trình chậm tiến độ, đội vốn hàng chục tỷ đồng.
Theo cand.com.vn
Đồng Tháp: Nhiều cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động không phép
Từ 01/01/2021 nhiều thay đổi về chế độ hưu trí và tuổi nghỉ hưu
Những ‘lá chắn thép’ trên tuyến đầu phòng chống dịch COVID – 19 ở biên giới
Nghỉ Tết Dương lịch 2021, người dân thích thú 'check in' Lễ hội hoa Xuân Quan
Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất: Thanh tra "điểm mặt" hàng loạt vi phạm
Xét tuyển học bạ đại học từ năm 2025 có nhiều điểm mới?
Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ GD&ĐT có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là phương thức xét tuyển học bạ.
Di sản văn hóa – chiếc “cầu nối” trong kỷ nguyên vươn mình
Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn (đoàn Hà Nội) khẳng định, trong kỷ nguyên mà Việt Nam đang vươn mình mạnh mẽ trên trường quốc tế, di sản văn hóa trở thành chiếc cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa lịch sử và tương lai.
Hà Nội vào mùa ô nhiễm không khí… nguy hại sức khỏe người dân
Gần một tháng trở lại đây, chất lượng không khí (AQI) Hà Nội ở mức cảnh báo đỏ, chỉ số bụi mịn PM 2.5 vượt ngưỡng cho phép và thậm chí, có những ngày, Thủ đô thuộc top thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Lớp học "đặc biệt" giữa lòng hồ Thác Bà cho những người từng lầm lỡ
Giữa mênh mông hồ Thác Bà, hằng ngày tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Yên Bái vang lên tiếng đánh vần của những học viên trong một lớp học xóa mù chữ.
Thực đơn đám cưới "độc lạ"ở Yên Bái
Tờ thực đơn được thiết kế tỉ mỉ với 14 món ăn, đồ uống như: Dượng mùi kiêm sả ớt, thủy quái tắm trong sương, ngưu đen dạo trong vườn, sơn nữ ném còn, kim ngưu vờn bến thủy, trái ngọt uyên ương, mặt trời êm dịu...
ĐBQH: Không vì chi phí mà thiếu tập trung an toàn đường sắt tốc độ cao
Đại biểu Trần Hoàng Ngân lưu ý, đường sắt tốc độ cao yêu cầu về an toàn rất nghiêm ngặt. Không vì chi phí hay nguồn thu mà thiếu tập trung yêu cầu này.
Luật Nhà giáo là cần thiết, khẳng định vai trò, vị thế của nhà giáo
Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, TS. Nguyễn Thị Mai Hoa đánh giá, việc ban hành Luật Nhà giáo là cần thiết, khẳng định vai trò, vị thế của nhà giáo và sự tôn vinh của xã hội.
Cô giáo dạy trẻ “đặc biệt”: Phải có tâm, lòng yêu nghề và yêu trẻ
Phải thật sự có tâm, lòng yêu nghề và yêu trẻ, cô Trần Hồng Lê mới có thể vượt qua được những khó khăn để gắn bó với nghề giáo dục đặc biệt- dạy trẻ tự kỷ.
Thấy gì từ chuyện lao động nhập cư…rời phố, về quê?
Chúng ta đã bao giờ tự hỏi: Tại sao dòng người lao động nhập cư đang dần rời xa các đô thị lớn? Điều này có ý nghĩa gì với tương lai của phát triển đô thị và chính sách quốc gia?
Khi nào xử lý dứt điểm lấn chiếm đất đai chùa cổ Linh Thông?
Sự việc lấn chiếm đất đai khuôn viên chùa cổ Linh Thông (Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, khiến nhà chùa chưa thể xây được tường bao và Tam quan trước cổng.
Nguy cơ mất rừng từ dự án du lịch vườn Quốc gia Tam Đảo
Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo đang xin đánh giá tác động môi trường dự án Khu du lịch sinh thái số 2, tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc với quy mô rộng 68ha.